Cơng ước BWM

Một phần của tài liệu quản lý sinh vật ngoại lai xâm nhập qua nước dằn tàu (Trang 47 - 48)

VI CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC DẰN TÀU 1 Các văn bản quy định về xử lý nước dằn tàu

1.3 Cơng ước BWM

Cơng ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn lắng nước dằn (BWM) được Tổ

chức Hàng hải quốc tế (IMO) thơng qua trong tháng hai năm 2004. Cơng ước này sẽ cĩ hiệu lực sau 12 tháng tính từ ngày được 30 quốc gia với tổng dung tích đội tàu chiếm khơng ít hơn 35% tổng dung tích đội thương thuyền thế giới phê chuẩn. Dưới đây là tĩm tắt các thơng tin về việc triển khai áp dụng Cơng ước.

Đến hết tháng chín năm 2009, Cơng ước BWM đã nhận được sự phê chuẩn của 18 quốc gia là: Antigua & Barbuda, Anbani, Barbados, Ai Cập, Pháp, Kê Nia, Ki Ri Ba Ti, Li Bê Ria, Maldives, Mê Hi Cơ, Nigeria, Na Uy, St. Kitts & Nevis, Sierra Leone, Nam Phi, Tây Ba Nha, Xê Ry và Tuvalu với tổng dung tích đội tàu tổng cộng chiếm khoảng 15,4% tổng dung tích đội thương thuyền thế giới.

Cơng ước BWM cho đến nay chưa cĩ hiệu lực đối với Việt Nam.

Theo Điều 7 (Survay and certification), Điều 9 (inspection of ships) của cơng

ước, việc kiểm tra cấp giấy chứng nhận cho tàu…”quốc gia kiểm tra phải thực hiện các bước kiểm tra sao cho tàu khơng được bơm nước ballast chừng nào nước ballast đã

được xử lý và khơng cịn đe dọa tới mơi trường, sức khỏe con người, tài sản và các nguồn tài nguyên khác.

Trong vài năm qua, WWF đã hợp tác với IMO để cơ quan này cĩ thể chấp nhận Cơng ước quốc tế liên quan đến vấn đề xử lý nước dằn tàu. Vấn đề này đã được IMO lên lịch trình từ 15 năm nay, nhưng chỉ mới được chấp nhận tại Hội nghị quốc tế IMO về nước dằn tàu biển, diễn ra từ ngày 09 đến 13 tháng 2 năm 2003 tại London, Anh. WWF sẽ phấn đấu sao cho Cơng ước nhanh chĩng được phê chuẩn và cĩ hiệu lực càng

sớm càng tốt. Bên cạnh đĩ, WWF yêu cầu ngành vận tải biển cĩ trách nhiệm thực hiện các điều sau:

- Phải lắp đặt thiết bị xử lý nước dằn tàu trên các tàu hiện cĩ càng sớm càng tốt theo khả năng cơng nghệ hiện nay.

- Tiêu chuẩn tối ưu cho thiết bị xử lý nước dằn để những tiến bộ cơng nghệ phải

được phản ánh qua mức độ “tẩy trùng” ngày càng cao trong nước dằn.

- Bảo vệ những khu vực dễ bị tổn thương của các vùng biển xa (70% đại dương nằm ngồi quyền hạn pháp lý của các quốc gia). Bởi vì vùng biển xa đang trở thành bãi thải nước dằn cĩ nguồn gốc từ bờ biển.

- Đưa ra các điều luật chặt chẽ khi cấp phép đặc biệt cho các phương tiện khơng phải xử lý nước dằn, vì nếu khơng sẽ trở thành lỗ hổng trong Cơng ước, khiến Cơng ước trở nên vơ dụng.

- Cĩ yêu cầu đặc biệt trong các khu vực nhạy cảm, do các nước ven biển cĩ liên quan đặt ra.

Một phần của tài liệu quản lý sinh vật ngoại lai xâm nhập qua nước dằn tàu (Trang 47 - 48)