1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
2.3.2 xuất với Ngân hàng Nhà nước
Thẩm định là một khâu quan trọng trong quy trình xét duyệt cho vay vốn của các Ngân hàng, hoạt động cho vay cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận cho các đơn vị này nhièu nhất. Để hoạt động này mang lại đúng giá trị cho các ngân hàng cần có sự phối hợp quản lý của các cơ quan liên quan từ khâu ra chính sách đến các bước thực hiện. Nằm trrong chuỗi mắt xích đó, NHNN cần có đưa ra các biện pháp, các căn cứ pháp lý tạo điều kiện tốt nhất cho cácngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả nhất. Cụ thể:
Khẩn trương hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến quy chế cho vay, các điều khoản liên quan đến Luật tín dụng.
NHNN nên quy định về việc thực hiện trích lập quỹ bù đắp rủi ro với một tỷ lệ hợp lý để các Ngân hàng có thể tự bù đắp rui ro tín dụng bằng khả năng tài chính của mình.
Thực hiện các biện pháp bảo hiểm đối với khách hàng và Ngân hàng như mở quỹ bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng để tao lập một phần vốn cho các ngân hàng, nâng cao trách nhiệm trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hoặc thực hiện các hình thức bảo hiểm tài sản ngân hàng, bảo hiểm trách nhiệm nhân viên ngân hàng, bảo hiểm các giấy tờ có giá của ngân hàng…
Tham mưu cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Chính phủ ổn định thị trường ngân hàng, đưa ra các chính sách linh hoạt, kịp thời để hạn chế thấp nhất những biến động trái chiều như thời gian vừa qua gây rủi ro không nhỏ đến các doanh nghiệp và bản thân các NHTM.
Khi bất kỳ thông tin hoặc sự diều chỉnh nào trong chính sách hay sự thay đổi trong nền kinh tế nói chung và hệ tông ngân hàng nói riêng, NHNN phải kịp thời thông tin chính xác đến các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân tránh gây tâm lý hoang mang, sự ngờ vực.
2.3.3 Đề xuất với Ngân hàng VPBank.
Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Chính phủ và của ngành
Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành Ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các nghị định này ra đời, việc NHCT Việt Nam nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vướng măc để nâng cao hiệu quả.
Chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng:
Quy định tiêu chuẩn cán bộ Ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau. Bằng cách mở các lớp đào tạo thường xuyên chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng .
Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro(TPR):
Hoạt động của TPR đã góp phần tích cực trong công tác tín dụng ở các chi nhánh nhưng số lượng thông tin còn ít và chưa cập nhật cần nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp nâng cấp trang thiết bị của TPR, tuyển chọn những cán bộ năng động có trình độ bổ sung cho TPR.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của Ngân hàng VPBank nói riêng còn có khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho VPBank bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng,dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
Do giới hạn về thời gian thực tập và trình độ nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Th.S Phan Thu Hiền, các thầy cô giáo trong khoa đầu tư, cùng tập thể các anh chị Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp VPBank Kinh Đô đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập!
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh……….……..4
Bảng 2: Các tỷ lệ an toàn………...……….5
Bảng 3:Bảng mẫu tính toán độ nhạy của dự án………36
Bảng 4: Các hạng mục đầu tư dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h………...………..….40
Bảng 5: Thống kê thị trường tiêu thụ hiện tại và tương lai………...44
Bảng 6: Thống kê khách hàng quen thuộc………....46
Bảng 7 : Phân tích độ nhạy của dự án………...48
Bảng 8: Tổng kết về hoạt động cho vay đối với dự án……….…49
Bảng 9: Tổng kết % thu nợ gốc và thu lãi với doanh số cho vay theo dự án………49
Bảng 10 : Chấm điểm rủi ro tín dụng………65
Bảng 11 : Đánh giá tài sản đảm bảo theo các tiêu chí………...66
Bảng 12 : Đánh giá xếp hạng rủi ro………..67
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức của VPBank Kinh Đô………..7
Sơ đồ 2: Nội dung quản lý rủi ro của VPBank……….…19
Sơ đồ 3: Quy trình quản trị rủi ro nói chung……….29
Sơ đồ 4: Các loại rủi ro của dự án xin vay vốn……….30
Sơ đồ 5 : Vị trí của thẩm định rủi ro trong quy trình thẩm định dự án VPBank…...32
Sơ đồ 6: Quy trình đánh giá rủi ro cần xây dựng………..…63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Hồng Minh, “Giáo trình Quản trị rủi ro” - Năm 2007.
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, “Giáo trình lập dự án đầu tư” - NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006.
3. TS Hồ Diệu, “Giáo trình tín dụng ngân hàng” – NXB Học viện Ngân hàng. 3. Tài liệu do Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. 4. Website: http://www.vpbank.com.vn
5. Luận văn 45 – 01: “Đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội”.