Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 64 - 67)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

2.2.3Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro

Do công tác đánh giá rủi ro của VPBank được xây dựng theo kiểu từ cuối đi lên tức là tiến hành làm rút dần ra kinh nghiệm và dần hoàn thiện nên quy trình đó chưa hẳn dã đáp ứng được hết các yêu cầu thẩm định bây giờ. Để quy trình thẩm định rủi ro đầy đủ và hoàn thiện khi đánh giá một dự án xin vay vốn thì đòi hỏi nó phải bám sát theo quy trình đánh giá rủi ro của dự án đầu tư. Có nghĩa thẩm định dự án đầu tư trên những phuơng diện nào thì quy trình đánh giá rủi ro của Ngân hàng cũng phải bao quát được tất cả các mặt đó. Có thể khái quát các phương diện đó theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 6: Quy trình đánh giá rủi ro cần xây dựng

Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án

Thẩm đinh các điều kiện vĩ mô và thị trường của dự án

Rủi ro về vĩ mô,thị trường tiêu thụ

Rủi ro về cơ chế, chính sách

Thẩm định các yếu tố đầu vào của dự án

Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào

Thẩm đinh về phương diện kỹ thuật của dự án

Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

Rủi ro về kỹ thuật, vận hành

Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội

Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án

Rủi ro hiệu quả về xã hội

Điểm đáng ghi nhận là VPBank đã xây dựng được đánh giá xếp hạng rủi ro khá chặt chẽ và khoa học. Bảng xếp hạng rủi ro của ngân hàng đánh giá kết hợp giữa chấm điểm rủi ro tín dụng và đánh giá tài sản đảm bảo. Cụ thể như sau:

Về chấm điểm rủi ro tín dụng, ngân hàng cho theo thang điểm như sau:

Bảng 10 : Chấm điểm rủi ro tín dụng

Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro

87 - 100 A+ Xuất sắc Thấp

74 – 86 A Tốt Thấp

61 – 73 B+ Trung bình Trung bình

48 – 60 B Trung bình thấp Trung bình

35 – 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao

0 - 34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao

Nguồn : Hồ sơ tổ chức VPBank

Đồng thời kết hợp đánh giá tài sản bảo đảm theo tiêu chí mạnh – trung bình – yếu

Bảng 11 : Đánh giá tài sản đảm bảo theo các tiêu chí

STT Loại TSBĐ Đánh giá

1. Tiền gửi, thẻ tài khoản tại VPBank ( riêng với loại TSBD này VPBank sẽ cho vay mà không cần xem xét đến kết quả xếp hạng rủi ro nêu tại phàn trên, đồng thời áp dụng mức lãi suất ưu đãi nhất

Mạnh

2. Giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc các NHTM Quốc doanh phát hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bất động sản tại các quận của đô thị lớn thuộc TW

4. Ôtô mới 100%

5. Bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng quốc doanh

6. Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn thuộc Trung ương hoặc các quạ của đô thị thuộc tỉnh 7. Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng

8. Hàng hóa thông dụng, dễ chuyển nhượng

9. Bất động sản ven đô thị thuộc tỉnh hoặc bát động sản ở nông thôn

Yếu

10 .

Hàng hóa không thông dụng hoặc tồn kho lâu ngay

11 .

Máy móc thiết bị sản xuất

12 .

Bảo đảm bằng khoản phải thu hoặc TSBĐ khác

Nguồn: Hồ sơ tổ chức VPBank

Sau đó, ngân hàng sẽ đánh giá tín dụng kêt hợp cả hai phương diện trên, kết quả đánh giá tín dụng kết hợp là nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức xếp hạng TSBĐ của khách hàng đó. Bảng 12 : Đánh giá xếp hạng rủi ro Xếp hạng rủi ro A+ A B+ B C+ C Xếp hạng TSĐB

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

Mạnh Xuất sắc Tốt TB/ Từ chối

Trung bình Tốt Trung bình TB/ Từ chối

Nói chung, tuy hệ thống đánh giá, xếp hạng rủi ro là quan trọng và cần thiết nhất sòng không thể thiếu yếu tố con người. Chính vì vậy, song song với việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn, ngân hàng cũng nên mời sự tham gia cộng tác của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn như xây dựng, tư vấn, kỹ sư công nghệ… để thẩm định mặt kỹ thuật của dự án được chính xác, đặc biệt dối với các dự án lớn, nhu cầu vay vốn cao. Đồng thời cũng để bắt nhịp sâu hơn với các chuẩn mực thế giới. Việc thực hiện áp dụng thống nhất quy trình đánh giá rủi ro này từ Hội sở đến các chi nhánh, Phòng giao dịch giúp VPBank hoạch định chính sách tín dụng thích hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN một cách khoa học và hợp lý. Hơn nữa, thiết nghĩ VPBank nên xem xét nghiên cứu thử chương trình chấm điểm tín dụng tự động. Việc này hẳn ban đầu sẽ không dễ dàng song nếu áp dụng thành công sẽ giảm được rất nhiều chi phi và thời gian, nhanh chóng, chính xác và khách quan. Các khách hàng được chấm điểm tốt sẽ đuợc nhiều ưu đãi về giá, phí, và có nhiều cơ hội hợp tác với VPBank. Ngoài ra, các khách hàng sẽ nhận được tư vấn miễn phí về vấn đề tài chính của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Mặc dù vậy thì không có hệ thống hiện đại này không thay thế được chuyên môn, kinh nghiệm của con người, do đó việc kết hợp giữa công nghệ, quy trình khoa học và con người một cách linh hoạt mới là vấn đề cốt lõi đảm bảo sự thành công của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 64 - 67)