Đa dạng hóa công tác đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 67 - 69)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

2.2.4 Đa dạng hóa công tác đánh giá rủi ro

Tuy các phương pháp đánh giá rủi ro mà Ngân hàng đang áp dụng là khoa học và tương đối hiệu quả song chừng bấy nhiêu thôi chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp như hiện nay. Vì vậy trông thời gian tới, VPBank cần đa dạng hóa các phương pháp để tạo ra thuận lợi cho cán bộ thẩm định và tăng tính linh hoạt, chủ động và hiệu quả cho hoạt đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể lựa chọn thêm các phương pháp thẩm định khác như: phương pháp ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng của Porter…

Phương pháp ma trận SOWT tập trung tiến hành phân tích 4 yếu tố:

S (Strength) – Điểm mạnh W ( Weakeness) – Điểm yếu

O (Opportunity) – Cơ hội T (Threat) – Thách thức

Các yếu tố này được trình bày dưới dạng ma trận để hình thành nên các kịch bản khác nhau, sau đó sẽ tiến hành phân tích theo từng kịch bản để xác định được mức độ rủi ro cũng như độ hấp dẫn của từng dự án.

Mô hình 5 lực lượng của Porter lại nhấn mạnh đến năm lực lựong cạnh tranh chính quyết định những mối đe dọa đối với sản phẩm dự án, mô hình này nên được áp dụng với nhũng dự án mà khía cạnh sản phẩm là quan trọng hay các dự án mà rủi ro về cung cầu thị trường được quan tâm hàng đầu.

Sơ đồ 7: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter

Đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn

Cạnh tranh nội bộ ngành từ các dự án cùng lĩnh vực Đe dọa từ phía nhà cung cấp Đe dọa từ phía khách hàng, nhà phân phối

Hiện nay, phương pháp định lượng mà Ngân hàng sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy, tuy nhiên Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tách riêng từng yếu tố thay đổi tức là tiến hành phân tích từng tham số, dẫn đến mất mối liên hệ giữa các yếu tố bởi trong thực tế các yếu tố không chỉ tác động riêng lẻ đến dự án mà song song đồng thời. Ngoài ra, các trường hợp thay đổi được đưa ra một cách cảm tính và không dự đoán xác suất xảy ra các thay đổi. Cho nên trong thời gian tới, để khắc phục hạn chế này, Ngân hàng cần áp dựng thêm phương pháp phân tích độ nhạy theo nhiều tham số và phân tích rủi ro theo phương pháp giải tích.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w