1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
2.3.1 xuất với các Bộ, ngành liên quan
Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy phép chứng nhận quyên sở hữu tài sản chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp nhiều lần vay nhiều nơi gây thất thoát vốn của Ngân hàng
Hiện nay, trong toàn hệ thống Ngân hàng chưa có một văn bản hướng dẫn hoặc những quy định nào về những bước mà cán bộ tín dụng phải làm khi xảy ra tình trạng tín dụng cầm cố bị rủi ro do vậy bộ tài chính, tư pháp và Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn một số thủ tục về thế chấp, cầm cố đối với Doanh nghiệp Nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố và bảo tồn vốn vay.
Một khó khăn mà mọi khách hàng luôn gặp phải là khi vay theo hình thức cầm cố, có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì lại bị ảnh hưởng do tài sản cầm cố khác theo thể lệ tín dụng (bị quản lý trong kho). Để khắc phục khách hàng có thể sử dụng nguồn vốn vừa vay được để đầu tư thuê và mua phương tiện, điều này vừa sử dụng sai mục đích khoản vay vừa hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Do vậy, đối với các bộ, nội vụ, Giao thông vận tải và NHNN ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn về thủ tục cầm cố các phương tiện vận tải và phương tiện đi lại
đảm bảo cho người có phương tiện vừa vay vốn vừa sử dụng được phương tiện trong thời gian cầm cố dễ dàng.
Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các Doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo pháp lệnh hạch toán, kế toán và thống kê, bảo đảm số liệu chính xác, trung thực và kịp thời nhằm giúp các Ngân hàng có được các thông tin tài chính giúp cho việc phân tích tài chính, tín dụng được chính xác.
Nhà nước cần giao cho một cơ quan tiến hành thống kê tổng hợp các tỷ lệ tài chính của các ngành, rút ra hệ thống các tỷ lệ trung bình hàng năm để làm căn cứ phân tích kinh tế so sánh, đánh giá các doanh nghiệp hiện đang ở tình trạng nào tốt, trung bình hay yếu kém.
Nhà nước có quy chế xử lý rủi ro cho Ngân hàng phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. Hiện nay, quỹ bù đắp rủi ro được trích 10 % trên lợi nhuận sau thuế là quá nhỏ bé. Đồng thời quy chế này đã dẫn đến một thực tế Ngân hàng chi phí và nộp Ngân sách trên số thu nhập không thực chất (chưa bù đắp rủi ro). Theo chúng tôi rủi ro phải được bù đắp từ chi phí với một tỷ lệ do từng lãnh đạo của từng Ngân hàng quyết định.
Cần chấn chỉnh hoạt động của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng vừa qua các dự án duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả, hoạt động bị đình đốn, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, nợ Ngân hàng khó đòi. Điển hình là hàng loạt các dự án đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm đến nay không sản xuất được do sản phẩm khó tiêu thụ.
Luật pháp hoá các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định của Pháp luật trong hoạt động tín dụng. Cần hết sức thận trọng trong việc xét đủ điều kiện trong việc thành lập các Ngân hàng cổ phần, nâng cao tính ổn định và tính vững chắc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng hiện có.