1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
1.5.1 Những kết quả đạt được
HIện nay do xu thế và phục vụ nhu cầu của xã hội, đối tượng vay vốn của VPBank thường là các hộ kinh doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các cá nhân phục vụ tiêu dùng, mua nhà…Cho vay theo dự án là một loại hình không mới song không phải chiếm chủ yếu tại đây. Tuy nhiên thực hiện đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm đinh dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng đã đóng góp không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác cho vay trong ngân hàng. Số dự án cho vay đã qua phân tích là 100%, qua quá trình này đã sàng lọc được các dự án không đủ điều kiện, chưa đủ tiêu chí cần thiết nâng cao được chất lượng hoạt động cho vay nói riêng và hoat động của ngân hàng nói chung.
Đơn vị: đồng
Nămm Số dự án được vay
Doanh số vay Thu nợ gốc Thu lãi
2006 3 20.843.654.000 13.234.000.000 3.456.000.000
2007 6 98.300.000.000 4.2.634.000.000 4.496.343.000
2008 4 110.261.000.000 97.473.000.000 11.642.000.000
Nguồn : VPBank
Bảng 9: Tổng kết % thu nợ gốc và thu lãi với doanh số cho vay theo dự án
Năm % thu nợ gốc so với doanh số cho vay
% thu lãi so với doanh số cho vay
2006 63.49% 16.5%
2007 43.37% 4.75%
2008 88.4% 10.56%
Nguồn :VPBank
Ta có thể nhận thấy doanh số cho vay chưa ổn định. Số lượng dự án cho vay năm 2008 thấp hơn.
Về thông tin
Cán bộ thẩm định đã thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về khách hàng thông qua hồ sơ dự án, phần nào thiếu đã yêu cầu khách hàng kịp thời bổ sung. Đồng thời cũng tiến hành thu thập thông tin từ thực tế khảo sát do đó đảm bảo được yếu tố khách quan và chủ quan.
Về mặt xử lý thông tin: Cán bộ thẩm định xem xét kỹ và trình lãnh đạo phê duyệt để khẳng định lại kết quả trên là chính xác hay không. Công tác này được thực hiện chuyên nghiệp thông qua áp dụng các phương thẩm định và phần mềm hỗ trợ. Tại Hội sở và chi nhánh đều được trang bị hệ thống nối mạng hiện đại.
Công tác lưu trữ thông tin: từng dự án đều được đựng trong ngăn riêng và được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Đồng thời cũng song song tiến hành lưu trữ trên máy.tính.
Về đội ngũ cán bộ
Cán bộ thẩm định tại VPBank hầu hết đều có tuổi đời tương đối trẻ, năng động, sáng tạo và rất nhiệt tình trong công việc. Họ được tuyển chọn nghiêm ngặt, đề thi do ngân hàng tự ra rất sát thực tế và phù hợp vói yêu cầu tuyển dụng. Cán bộ được tuyển đều là những người tốt nghiệp đại học có tinh thần học hỏi vươn lên.
Không chỉ dừng lại ở khâu tuyển dụng, trong quá trình làm việc họ còn thường xuyên dược tham gia vào những khóa học và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chuyên môn.
Đội ngũ nhân sự thẩm định cũng được chia thành từng nhóm cho phù hợ với từng lĩnh vực cho vay.
Về quy trình đánh giá rủi ro
VPBank thực hiện đánh giá theo đúng quy trình nghiệp vụ. Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành nghiêm túc việc đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự, kỹ lưỡng không bỏ qua chi tiết nào.
Vê mặt thời gian, Ngân hàng luôn đảm bảo đúng yêu cầu, đúng thời gian thẩm định, nhanh chóng trả lời khách hàng, chú trọng vào tính khả thi về mặt tài chính của dự án, khả năng sinh lời của dự án, khả năng trả nợ…để đưa ra quyết định chính xác. Thông thường chỉ sau 1 – 2ngày làm việc là cán bộ tín dụng dã đưa ra câu trả lời cho khách hàng.
Về trình độ công nghệ
Ở VPBank đã xây dựng đường truyền từ Hội sở đến các chi nhánh, đảm bảo kịp thời. VPBank còn có hẳn trung tâm tin học chịu trách nhiệm về toàn bộ các phần
mềm sử dụng trong hệ thống và quản lý đường truyền thông tin nôi bộ cho nên luôn đảm bảo được chất lượng.
Ngân hàng còn mua sắm thiết bị công nghệ thông tin cho toàn hệ thống, trang bị máy tính nối mạng cho nhân viên.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng xây dựng trên một phần mềm chuyên dụng, có tính bảo mật cao, thích hợp với hệ thống ngân hàng Core bank T24 của ngân hàng. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung chức năng hỗ trọ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và ra các báo cáo theo yêu cầu quản trị.
Về nội dung phân tích
Nôi dung phân tích đánh giá rủi ro của ngân hàng khá đầy đủ. Phương pháp định lượng thông qua phân tích độ nhạy dự án để đánh giá rủi ro được dựng trên một hệ thóng bảng biẻu chi tiết vè doanh thu, chi phí, khấu hao, chi phí lãi vay… từ đó thẩm định các chỉ tiêu NPV, IRR đã đủ đọ tin cậy hay chưa. Hơn nữa, các loại rủi ro ngân hàng xem xét là khá đầy đủ và toàn diện.
Về phương pháp phân tích rủi ro
Phương pháp định tính: Việc xác định rủi ro xảy ra trong trường nào, ảnh hưởng như thế nào giúp cán bộ thẩm định đưa ra biện pháp trực tiếp cụ thể cho từng loại.
Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để hạn chế được các yếu tố bất định đến dự án, đảm bảo lường trước được rủi ro.
Thẩm định rủi ro theo trình tự sẽ đánh giá được rủi ro theo trình tự từ chi tiết đến tổng. Dự án đánh giá các khía cạnh: pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn…Do đó đảm bảo được tính chuyên sâu của cá rủi ro tiềm ẩn.