Phương pháp định tính

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 36)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

1.3.2.1 Phương pháp định tính

Phương pháp này áp dụng với các loại rủi ro khó lượng hóa như rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro năng lực pháp lý chủ đầu tư, rủi ro về thu nhập, thanh toán… Việc đánh giá này dựa chủ yếu vào tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp, kết hợp với thông tin mà cán bộ ngân hàng thu thập được. Cán bộ thẩm định sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem dự án có các loại rủi ro gì, và khả năng khắc phục từng loại rủi ro đến đâu.

 Rủi ro về cơ chế, chính sách

Đối với loại rủi ro này, cán bộ thẩm định cần xem xét những vấn đề sau:

-Các cơ chế, chính sáchvề ngành nghề, lĩnh vực mà dự án đang hoạt động có ổn định hay không, nếu có sự biển đổi thì theo chiều hướng nào và mức độ biến đổi ra sao, có trong tầm kiểm soát hay không, ảnh hưởng như thế nào đến dự án.

-Sự ảnh hưởng của thuế quan, hạn ngạch, các giới hạn thương mại đến dự án có hay không. Nguy cơ về sắc thuế mới, hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hoặc các Luật, Nghị định, Nghị quyết và các chế tài khác ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến dến dòng tiền của dự án.

- Những thay đổi về quản lý, tuyển dụng lao động, hạn chế lao động nước ngoài, chính sách tiền lương… ảnh hưởng ra sao đến dự án.

-Chủ đầu tư có những hợp đồng ưu đãi riêng với những rủi ro bất khả kháng do Chính phủ hay không, hay chủ đầu tư có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối hay không, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro hay không.

 Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán

Về mảng thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định rõ:

-Dự án dã hoàn thành phân tích thị trường, thị phần thật chưa. Dự kiến cung cầu đã sát thực tế chưa?

-Trên thị trường có sản phẩm cùng loại cạnh tranh hay không, nếu có thì sức ép cạnh tranh đến đâu, ảnh hưởng như thế nào đến dòng tiền của dự án.

-Công suất của dự án đã hợp lý chưa, đáp ứng đủ nhu cầu đối với sản phẩm hay chưa.

- Dự án có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tài chính hay không?

-Cơ cấu sản phẩm của dự án linh hoạt tới mức độ nào trước sự biến động của tình hình thị trường.

 Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu đầu vào Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá:

-Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của dự án có thay đổi không, néu giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Càng sản xuất lớn thì nguồn dự trữ nguyên vật liệu càng phải dồi dào, mà trong thời gian kinh tế có nhiều biến động trái chiều thì vấn đề này có thực sự an toàn hay không.

-Số lượng, chất lượng nguyên vất liệu đầu vào của dự án nếu không đảm bảo theo yêu cầu của dự án sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mức nào của dự án.

- Các nghiên cứu, đánh giá các báo cáo về chất lượng trừ nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án đã cẩn thân, chính xác chưa.

- Sự cạnh tranh về nguồn cung cấpvật tư trên thị trường có gay gắt không; thời gian và số lượng mua nguyên liệu đầu vào có linh hoạt không.

 Rủi ro vè kinh tế vĩ mô

Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét trên các nội dung:

-Các rủi ro về điều kiện kinh tế vĩ mô căn bản như: lạm phát tăng, thay đổi tỷ giá hối đoái biến động kinh tế thế không trực tiếp thì gián tiếp anh hưởng đến các dự án. Do đó, cần xem xét dự án có sử dụng các công cụ thị truờng như tự bảo hiểm, hoán đổi hay không .

-Dự án có sự sự đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối không.

 Rủi ro về xây dựng, hoàn tất Cán bộ thẩm định đánh giá xem:

- Chi phí xây dựng đã hợp lý chưa, đã tính đến chi phí phát sinh xảy ra vượt quá dự toán hay chưa.

- Khả năng giải phóng mặt bằng có đảm bảođể dự án thực hiện đúng theo yêu càu về tiến dộ không.

-Các thông số và tiêu chuẩn của công trình xây dựng có đmr bảo đúng yêu cầu không? Nhà thầu xây dựng được lựa chọn có uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm không.

- Việc thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp động, bảo lãnh chất lượng công trình có nghiêm túc hay không?

- Giám sát xây dựng có được thực hiện chặt chẽ không?

- Nếu như chi phí dự án vượt quá dự toán thì dự phòng về tài chính của khách hàng có đảm bảo để bù đắp chi phí vượt mức đó không và có sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền như thế nào?

-Dự án có hợp đồng chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ của mỗi bên không?

 Rủi ro về môi trường, xã hội

Cán bộ thẩm định sẽ xem xét hoạt động của dự áncó ảnh hửong tiêu cực tới môi trường và xã hội như thế nào và có nằm trong ngưỡng chấp nhận không? Các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường của dự án và chi phí để thực hiện các biện pháp đó. Đồng thời xem xét các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã khách quan và toàn diện chưa, có đựoc cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản không; dự án có vi phạm các tác động của môi trường không?

Phương pháp định lượng mà Ngân hàng đang sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp định tính là cụ thể hóa rủi ro thành số đo để từ đó xác định mức độ rủi ro của dự án.

Phân tích độ nhạy là việc khảo sát sự ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với các mứac độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào nhân tố này.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải phân tích độ nhạy

Bước 2: Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một đích duy nhất.

Bước 3: Xác định các chi số đnhs giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khia cá biến thay đổi.

Bước 4: Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp của một biến thông số thay đổi hay cả hai biến số đều thay đổi theo mẫu

Bảng 3: Bảng mẫu tính toán độ nhạy của dự án

Trường hợp căn bản Giá tri 1 Giá tri 2 Giá tri 3

IRR Kết quả

DSCR Kết quả

... …

Trong đó: Trường hợp căn bản là trường hợp đã đựoc giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ.

1.4 Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án “ Đầu tư lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy lỏng 3000m3/h”.

1.4.1 Khái quát về dự án

1.4.1.1 Giới thiệu về công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền.

•Tên khách hàng (Chủ đầu tư): công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền. 234 – Đường Ngô Quyền – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng.

•Loại hình doanh nghiệp và quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền được thành lập theo Quyết định số 642/TCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộ Giao thông vận tải về viêc thành lập Công ty khí công nghiẹp và Phá dỡ tàu cũ trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Năm 1996 chuyển thành doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Về vị trí địa lý: Công ty nằm ở vị trí thuận lợi gần địa bàn cơ sở kinh tế, khu công nghiệp phát triển phía Bắc thành phố, ở hạ lưu sông Cấm, phía đông giáp Cảng container Chùa Vẽ, phía tây giáp công ty Shellgas Hải Phòng, phía nam giáp sông Cấm và phia bắc giáp bãi container Vosco và đường bao quanh thành phố Hải Phòng.

•Vốn điều lệ: 31.628.940.000 đồng. •Hiện trạng cơ sở vật chất của công ty:

Cơ sở hạ tầng hiện có: - Diện tích mặt bằng quản lý = 4 ha.

- Lạch phá dỡ rộng 65m, dài 140m, sâu 8m, đủ điều kiện để tàu 20.000 T vào phá dỡ.

- Nhà máy tách khí oxy công suất 500m3/h hoạt động từ tháng 3/2005.

- Hiện tại công ty đã hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất khí ôxy hóa lỏng với công suất 1000m3/h tại mặt bằng công ty, đưa vào sử dụng tháng 01/2008.

Nhân lực: Tổng số CBCNV của công ty có 255 người ( trong dó có 50 lao động thời vụ)

Trong đó : 5 thạc sĩ. 55 đại học 34 trung cấp

111 công nhân kỹ thuật.

•Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Trong những năm qua, Công ty đã từng bước phát triển ổn định, vừa sản xuất kinh doanh vừa đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao trình độ con người và luôn hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý về mọi mặt.

Trong những năm tới, Công ty đề ra mục tiêu là tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh khí công nghiệp hóa lỏng (như Ôxy, Nitơ, Ar…), kinh doanh phế liệu công nghiệp, hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôxy lỏng, xây dựng cầu tàu, xây dựng ụ khô. Đầu tư lắp đặt hệ thống bồn trữ khí công nghiệp hóa lỏng cho các đơn vị Vinashin trên toàn quốc, nâng cao giá trị tổng sản lượng, doanh thu nhằm cải thiện và nâng cao đời sống caho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Công ty CNTT Ngô Quyền cần thiết phải đầu tư ở khu vực phía Bắc một nhà máy sản xuất khí ôxy hóa lỏng có công suất lớn mới đủ đáp ứng nhu cầu sản phẩm phục vụ sự phát tiển của Tập đoàn và các ngành công nghiệp, dân dụng khác. Do diện tích mặt bằng đã hết, Công ty chọn địa điểm đầu tư nhà máy mới tại xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

1.4.1.2 Giới thiệu về dự án “Đầu tư lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”.

•Hình thức đầu tư:

Chủ đầu tư thông qua Ban quản lý dự án quản lý thực hiện dự án đầu tư. Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư theo hình thức đầu tư mới.

•Tiến độ tực hiện dự án:

Quý I/2008: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án đầu tư.

Quý II/2008: Thực hiện san lấp, giải phóng mặt bằng, khảo sát giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án.

Từ quý III năm 2008: hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ.

Từ Qúy II/2009: Đưa nhà máy đi vào hoạt động chính thức. •Mục tiêu của dự án

 Xác đinh sự cần thiết phải đầu tư Dự án lắp đặt nhà máy sản xuất Ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền trên những số liệu về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, nhu cầu và định hướng phát triển của toàn ngành đóng tàu Việt Nam.

 Xác định quy mô và quy hoạch mặt bằng Dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền đảm bảo khai thác hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên.

 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng các hạng mục công trình.  Tính toán khối lượng công trình và số lượng các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ vận hành và khai thác.

 Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án  Đánh giá tác động môi trường của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án : 178.706.050.783 đồng. Bao gồm:

Bảng 4: Các hạng mục đầu tư dự án lắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”.

STT Tên hạng mục Giá trị ( đồng)

1 Phần xây lắp 32.600.000.000

2 Thiết bị chính 98.000.000.000

3 Thiêt bị phụ 22.750.000.000

4 Kiến thiết cơ bản khác 4.218.570.743

5 Dự phòng chi phí 7.387.480.040

6 Chi phí đầo tạo, chuyển giao công nghiệ

1.000.000.000

7 Các khoản lãi vay trong thời gian đầu tư

12.750.000.000

Tổng cộng 178.706.050.783

Nguồn: Hồ sơ xin vay vốn dự ánlắp đặt nhà máy sản xuất ôxy hóa lỏng 3000m3/h”.

•Nhu cầu vay vốn và kế hoạch trả nợ: - Tổng số tiền vay: 100.000.000.000 đồng - Thời gian vay: 10 năm

- Lãi suất vay: 11%/ năm.

-Nguồn chi trả gốc và lãi vay: trích từ nguồn khấu hao hàng năm và trích từ lãi do sản xuất kinh doanh hàng năm.

1.4.2 Nội dung đánh giá rủi ro

1.4.2.1 Rủi ro từ phía khách hàng:

Hồ sơ của doanh nghiệp là hợp pháp bao gồm:

 Quyết định thành lập Doanh nghiệp – Công ty Khí côn nghiệp và Phá dỡ tàu cũ số 642/TCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộ Giao thông vận tải. và Quyết định số 545/TCCB – LĐ ngày 29/11/2001 của Tổng Công ty CNTT Việt Nam đổi tên thành Công ty CNTT Ngô Quyền.

 Quyết định số 1420/ QĐ – TTG nagỳ 02-11-2001 vê việc phê duyệt đè án phát triển Tông công ty CNTT Việt Nam giai đoạn 001-2010.

 Quyết định số 1929/ QQĐ-CNT-KHĐT ngày 22/06/2007 củ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CNTT VIệt Nam về việc cho phép lập dự án đàu tư Nhà máy sản xuất Ôxy lỏng 3000m3/h của Công ty CNTT Ngô Quyền.

Và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

Kết luận: Với các văn bản pháp lý mà công ty cung cấp, Ngân hàng nhận thấy Công ty có tổ chức chặt chẽ, có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các quan hệ giao dịch kinh tế và dân sự. Rủi ro về pháp lý thấp, chấp nhận được.

b) Rủi ro về năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư  Ngành nghề kinh doanh:

 Mô hình tổ chức bố trí lao động:  Mạng lưới công ty:

 Đội ngũ kỹ sư:

 Quản trị điều hành lãnh dạo

Rủi ro của dự án đầu tư

Đánh giá định tính rủi ro dự án đầu tư - Rủi ro về cơ chế chính sách

Mục tiêu mà dự án hướng tới là cung cấp Ôxy, Nitơ, Ar lỏng cho các nhà máy đóng mới sửa chữa tàu là tính tất yếu và cần chuyên nghiệp hóa để đảm bảo chất

viêc tồn trữ và sử dụng ôxy lỏng hóa hơi ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và dân dụng, bởi tính ưu việt vượt trội của nó so với sử dụng ôxy từ các chai nhỏ chuyên dụng. Hơn nữa đây là công nghẹ hoàn toàn mới ở Việt Nam, đảm bảo độ an toàn cao nhất cho người sử dụng, người lao động không mất thời gian, mất sức vận chuyển chai. Và khách hàng sẽ được sử dụng sản phẩm theo cách mới tiết kiệm nhất, giá thành thấp nhất, đặc biệt là với những khách hàng sử dụng lượng lớn. Việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng hoàn toàn phù hợp với xu

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w