Lập phương án ngăn ngừa (khắc phục) rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 72 - 73)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

2.2.8Lập phương án ngăn ngừa (khắc phục) rủi ro

Phương án khắc phục được lập trên cơ sở các thông tin của khách hàng cung cấp, kế hoạch tự khắc phục của khách hàng và sự phân tích của các chuyên gia tư vấn bên ngoài Ngân hàng (nếu cần).

Phương án này phải đủ 4 nội dung:

- Những đánh giá chính thức của Ngân hàng về những khó khăn đối với khoản tín dụng.

- Các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. - Cách thức tiến hành các biện pháp đó như thế nào?

- Kế hoạch và thời gian mà các biện pháp này cần đạt được.

Sau khi lập phương án, xin ý kiến phê chuẩn của cấp trên trong cơ cấu quản lý tín dụng trước khi soạn thảo thành văn bản chính thức cho khách hàng (chú ý phương án khi xây dựng nên có sự hỗ trợ của cán bộ tín dụng). Người lập phương án khắc phục phải bảo vệ ý kiến của mình về nội dung phương án, khi đó văn bản về phương án sẽ được ký phê duyệt.

Trong các phương án thì nội dung 2 là các biện pháp đửa ra có ý nghĩa hơn cả. Các biện pháp này dược áp dụng tùy vào sự nhận định của Ngân hàng về các khó khăn đối với các khoản vay, nó có thể bao gồm các giải pháp sau đây:

 Biện pháp cố vấn: Ngân hàng đưa ra các giải pháp có tính chất tư vấn về nhiều chủ đề như: bán hàng, sản xuất, thâu ngân… cũng có thể là lời khuyên này từ các chuyên gia tư vấn, nếu như Ngân hàng thấy rằng dù có vấn đề song về cơ bản khách hàng vẫn đang hoạt động tốt.

 Biện pháp sát nhập: Ngân hàng có thể khuyến khích bên vay sát nhập với tổ chức khác. Cũng có thể, nếu khách hàng là một doanh nghiệp sở hữu độc lập thì nên đề nghị thêm chủ vốn khác hợp tác.

khách hàng cải thiện được tình hình tài chính, vì những kế hoạch này thông thường thiếu vốn kinh doanh.

 Biện pháp gia tăng tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh: biện pháp này sẽ làm tăng khả năng đảm bảo cho khoản vay.

 Biện pháp gia tăng khối lượng khoản vay: biện pháp này được thực hiện khi tất cả các điều kiện do Ngân hàng ấn định được đáp ứng và chắc chắn khách hàng có thể được đặt vào đường phục hồi.

 Biện pháp đẩy mạnh việc thu hồi các khoản phải thu chậm trả: diều này có thể thực hiện rằng việc thúc đẩy trong quá trình thu ngân bằng việc tạo nhân sự chuyên về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.DOC (Trang 72 - 73)