Kiến nghị đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 67 - 72)

- Tiến hành xúc tiến nghiên cứu chương trình : “Phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng, đặc biệt là đường cao tốc, đường qua biên giới, khu vực thường xảy ra vỡ đê, lũ lụt nhằm nâng cao tuổi thọ của các công trình.” Chương trình này , thủ tướng chính phủ giao cho Bộ giao thông vận tải và xây dựng thực hiện. Nếu chương trình này sau khi nghiên cứu đưa vào thực tế thì sẽ giải quyết rất lớn một lượng xi măng đang dư thừa trên thị trường.

- Tiến hành tìm kiếm thị trường xi măng. Hiện nay, theo dự báo năm 2009 công suất các nhà máy xi măng là gần 60 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu xi măng của cả nước chỉ là 44- 45 tấn xi măng. Như vậy, chúng ta cần phải tìm kiếm thị trường xi măng để xuất khẩu, để tránh tình trạng dư thừa xi măng xảy ra cục bộ trên toàn thị trường

- Hạn chế các nhà máy xi măng lò đứng của địa phương công suất kém, công nghệ lạc hậu, gây tác hại đối với môi trường địa phương. Có những quy hoạch trong việc xây dựng các nhà máy xi măng, cần nghiên cứu kĩ tính cả thi của các dự án tránh hiện tượng xây dựng nhà máy xi măng tràn lan.

- Thị trường miền Nam hiện nay cung vẫn không đủ cầu. Một măt bên cạnh tìm vốn đầu tư để xây dựng nhà máy ở miền Nam dựa trên những nghiên cứu khảo sát ,

mặt khác Nhà nước cũng có những ưu tiên cho những chuyến hàng vận chuyển xi măng từ Miền Bắc vào miền nam, tránh hiện tượng nơi thừa nơi thiếu xi măng.

- Nhà nước quản lý chặt giá xăng, giá điện,… những yếu tố mà có thể làm ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến giá xi măng. Mỗi khi 1 yếu tố thay đổi, nếu nhà nước không có những điều chỉnh phù hợp thì rất dễ làm cho thị trường bị biến động, tạo cơ hội cho những kẻ đầu cơ thực hiện hành vi đầu cơ.

- Kiến nghị với Bộ Xây dựng và Nhà nước cần phải có lộ trình và kế hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam sát với thực tế. Tránh tình trạng tỉnh tỉnh, nhà nhà làm xi măng. Nhà nước cần căn cứ dựa trên quan hệ cung cầu, tránh hiện tượng chảy máu chất xám trong ngành công nghiệp xi măng.

KẾT LUẬN

Chuyên đề tốt nghiệp là kết quả quá trình em tìm hiểu khái quát về Công ty cổ phần thương mại xi măng . Trong thời gian ngắn15 tuần thực tập và đã dành một thời gian nghiên cứu và tìm tòi lại Phòng Tổ chức lao động, Phòng thị trường, Phòng Tiêu thụ xi măng và các phòng ban khác trong công ty.Thông qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ xi măng cuả công ty, cũng như những vấn đề đang còn tồn tại trong quá trình kinh doanh xi măng. Từ những vấn đề đang còn tồn tại đó, em đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp của mình để giúp công ty tăng khả năng tiêu thụ trong những giai đoạn khó khăn trước mắt và lâu dài. Em chỉ mong những giải pháp của em sẽ được góp phần nhỏ bé để giúp công ty đẩy mạnh kinh doanh xi măng hơn nữa. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các cô chú cán bộ trong công ty và những ai quan tâm đến đề tài này để giúp bài chuyên đề tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn nữa và góp phần vào quá trình phát triển chung của công ty

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú ở Phòng Tổ chức lao động, Phòng thị trường, Phòng tiêu thụ xi măng, và các phòng ban khác, và đặc biệt là TH.S Trần Thị Thạch Liên đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.!

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Ngày tháng năm 2009 TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Kí tên, đóng dấu)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2005 đến 2008 2. Báo cáo kiểm toán từ năm 2005 đến năm 2008

3. Bảng cân đối kế toán: Tài sản Nguồn vốn từ năm 2005 đến 2008 4. Nguyễn Thành Trung Hiếu ( 2007)

“ Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty cổ phần Xi măng Lương Sơn Hòa Bình.” Khóa luận tốt nghiệp bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐHKTQD

5. Lê Văn Công ( 2000)

“ Giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng tiêu thụ xi măng ở công ty xi măng Bỉm Sơn.” Luận văn Thạc Sỹ Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐHKTQD.

6. Quyết định 108/2005/QĐ – TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam từ 2010 đến năm 2020.

7. PGS – TS Lê Văn Tâm, TS Ngô Kim Thanh.( 2004) Giáo trình : “ Quản trị doanh nghiệp” Nhà xuất bản Lao động xã hội

8 http://www.vicem.vn/( Webside của tổng công ty công nghiệp xi măng VN) 9 http://www.cement-t.com.vn( Webside của Công ty cổ phần thương mại xi măng)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 67 - 72)