Định hướng phát triển của toàn ngành trong những năm tới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 55 - 57)

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Hàng năm ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế này, thì ngành công nghiệp xi măng cần phải thể hiện vai trò của mình hơn nữa. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) đã có bản quy hoạch phát triển nền công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và đã được thủ tướng chính phủ thông qua : Quyết định 108/ 2005/ QĐ – TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua đó:

+ Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập. Tổng công ty đã xác định rõ mục tiêu của ngành:

+ Quan điểm phát triển:

Quan điểm phát triển toàn ngành xi măng trong giai đoạn 2010 – 2020 được thể hiện trên các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất cũng như về vị trí quy hoạch phát triển. Trên các mặt quan điểm phát triển là rất rõ ràng. Ví dụ như

quan điểm phát triển về quy mô công suất thì ưu tiên các nhà máy công suất lớn ; lựa chọn quy mô công suất phù hợp với các dự án ở vùng núi, vùng sâu vùng xa,...

+ Chiến lược phát triển của VICEM trong giai đoạn 2010 – 2020:

Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hoá những ngành nghề liên quan đến ngành XM là chính. Tập trung đầu tư ngành công nghiệp XM, sau đó ưu tiên ngành gần XM như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu (sản phẩm sau XM). Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng XM là sản phẩm chính của TCty, đồng thời tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng VLXD mới phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn các cổ đông lớn cũng như các cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; VICEM thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của các cổ đông. Tránh tình trạng cho rằng Cty Nhà nước nên chỉ phục vụ Nhà nước mà không quan tâm đến lợi nhuận của cổ đông…

Thứ ba, xây dựng VICEM trở thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong ngành công nghiệp XM, chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ vượt trội, tập trung tư vấn đào tạo công nhân kỹ thuật ngành XM và trên lĩnh vực tài chính sẽ rút dần các ngành kinh doanh không chủ chốt như bao bì. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được điều này, VICEM sẽ phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất XM. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để tận dụng năng lực toàn xã hội.

Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng VICEM thành một môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 55 - 57)