Kiến nghị đối với tổng công ty công nghiệp xi măngViệt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 65 - 67)

- Tổng công ty xi măngViệt Nam phải thể hiện hơn nữa vai trò của mình trong việc bình ổn giá xi măng trên toàn thị trường. Có những xử lý linh hoạt đối với những biến động, hay những hoạt động đầu cơ nhằm tăng giá của một số cá nhân, hay một tập thể để kiếm lời làm lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác vận chuyển xi

măng từ Miền Bắc vào Miền Nam, tuy nhiên chính do xa cách về địa lý nên khi vận chuyển xi măng vào Miền Nam thì giá thường cao hơn so với miền bắc, nhu cầu thi trường Miền Nam chiếm từ 38% - 40% nhu cầu cả nước.

- Tổng công ty hoàn thiện hệ thống kinh doanh xi măng cũng như tiêu thụ xi măng của mình, tránh hiện tượng chồng chéo trong kinh doanh, tránh những cạnh tranh không đáng có trong nội bộ của công ty. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, nền kinh tế Việt nam vẫn còn phát triển ở tốc độ cao, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của xã hội vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Đồng thời, trong những năm tới tổng công ty Xi măng Việt Nam vẫn còn giữ vai trò chủ yếu trong ngành công nghiệp Xi măng Việt nam, mặc dù có nhà máy được cổ phần hóa, xi măng các địa phương phát triển, nhiều công ty Liên doanh trong và ngoài nước tham gia thương trường. Việc bình ổn giá cả thị trường chắc chắn Nhà nước vẫn giao cho tổng công ty đảm nhiệm. Nếu như vậy, việc duy trì hệ thống tổ chức tự tiêu thụ sản phẩm trực tổng công ty thuộc vẫn còn cần thiết, làm công cụ để tổng công ty bình ổn giá cả thị trường; tuy nhiên việc củng cố lại hệ thống này cần phải được xúc tiến nhanh, tận dụng tốt những ưu điểm vốn có của nó để đạt hiệu quả cao. Trong chương trình đổi mới doanh nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt sẽ tiến hành cổ phần hóa một số công ty thành viên trong đó có các công ty kinh doanh thương mại của tổng công ty. Mối quan hệ giữa các công ty sản xuất và các công ty thương mại thành viên thực chất từ lâu đã là mối quan hệ giữa người sản xuất và Nhà phân phối. Đây là nhân tố thuận lợi để tổng công ty hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong tương lai, tổng công ty không nên mở rộng quy mô và hình thức tổ chức của phương thức tự tiêu thụ này. Đối với hệ thống tiêu thụ nằm ngoài tổng công ty (hệ thống các nhà phân phối) cần được tăng cường mở rộng để phù hợp với chủ trương xã hội hóa quá trình tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty và phù hợp với quy luật của nền sản xuất lớn, đại công nghiệp, tận dụng những tác dụng tích cực của nó để nâng cao khả năng cạnh tranh. Như vậy, đối với những đơn vị mới tham gia thị trường, hoặc những đơn vị muốn mở rộng thị trường nên sử dụng phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua nhà phân phối;

sẽ có những công ty thành viên sử dụng xen kẽ cả hai hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm nói trên. Nếu tổ chức tốt, có quy chế quản lý điều hành chặt chẽ hai hệ thống này có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, phát huy được ưu điểm riêng của từng phương thức và hạn chế được nhược điểm vốn có của nó. Tuy nhiên hệ thống các công ty kinh doanh xi măng thuộc tổng công ty vẫn là nhân tố định hướng và dẫn dắt.

- Tổng công ty cần đẩy nhanh việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, đồng thời khẩn trương thống nhất chung một nhãn hiệu hàng hóa mới có thể tập trung mọi khả năng cạnh tranh, giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, phân tán những rủi ro trong kinh doanh thương mại khi hội nhập. Vấn đề này đã được tổng công ty quan tâm, bàn bạc nhiều lần, nhưng tạo được bước đột biến tích cực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng .DOC (Trang 65 - 67)