0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá tình hình tiêu thụ xi măng cuả công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG .DOC (Trang 52 -52 )

2.4.1 Ưu điểm trong công tác tiêu thụ của công ty.

Sản lượng kinh doanh tiêu thụ xi măng nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty . Ta có bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006, 2007 và năm 2008

Bảng 2.12: Công tác kinh doanh và tài chính, tiền lương lao động các năm 2006,2007 và 2008

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I. Công tác KD Xi măng

1. Sản lượng mua vào Tấn 1.615.000 1.326.382 1.213.260

- XM Hoàng Thạch 913.000 793.092 744.301 - XM Bỉm Sơn 150.000 94.696 47.023 - XM Bút Sơn 358.000 259.219 212.709 - XM Hải Phòng 79.000 87.057 49.579 - XM Hoàng Mai 50.000 53.598 22.219 - XM Tam Điệp 65.000 38.720 137.429 2. Sản lượng bán ra Tấn 1.600.000 1.362.977 1.228.550 - XM Hoàng Thạch 910.000 818.827 743.548 - XM Bỉm Sơn 146.000 96.279 49.281 - XM Bút Sơn 352.000 264.745 224.375 - XM Hải Phòng 82.000 87.636 50.870 - XM Hoàng Mai 48.000 55.272 23.441 - XM Tam Điệp 62.000 40.218 137.035

II. Kinh doanh khác

1.Doanh thu KD sắt thép tỉ đồng 217.713 50.018

2.Doanh thu KD dịch vụ tỉ đồng 52.954.000

III. Công tác tài chính

1. Doanh thu Tr Đồng 1.156.967. 1.029.579 1.064.480

2.Nộp ngân sách Tr Đồng 4.728 4.292

3. Lợi nhuận trước thuế Tr Đồng 4.911 6.448

4. Cổ tức % 6.58

IV. Công tác lđ, lương

2. Tổng quỹ lương 1000 Đ 23.700.000 14.907.378 14.184.198 3. Tiền lương bình quân Đ/ng/thán

g 2.694.000 3.730.000 3.764.000 4. Thu nhập bình quân Đ/ng/thán g 2.861.000 3.904.000 3.966.000 ( Nguồn : Phòng tổ chức lao động)

Đánh giá chung kết quả kinh doanh năm 2008

Đánh gía kết quả kinh doanh năm 2008

+ Những việc đã làm được:

•Chủ động trong kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của xi măng công ty trên thị trường, thực hiện giám sát các đại lý trong việc buôn bán kinh doanh xi măng tránh hiện tượng bán phá giá và bán các loại xi măng khác không có trong danh mục xi măng được phép bán.

•Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam về lượng xi măng dự trữ tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh, góp phần tham gia bình ổn giá xi măng trên thị trường vào những thời điểm “nóng” trên thị trường. Thường xuyên kiểm tra việc bán giá xi măng đúng niêm yết theo quy định của Tổng công ty tại kho cũng như đầu mối.

•Đẩy mạnh kinh doanh sắt thép, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh cho thuê bất động sản, kinh doanh sản phẩm sơn Việt Nhật

•Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tham gia vào những lĩnh vực mới

• Duy trì công ăn việc làm ổn định cho cán bộ nhân viên trong công ty, thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH, chế độ thai nghén, nghỉ lễ tết cho cán bộ nhân viên.

2.4.2 Những mặt còn tồn tại, nguyên nhân

• Công tác tiêu thụ kinh doanh sắt thép và xi măng dù đạt chỉ tiêu nhưng không như mong đợi. Do giá thép trên thế giới giảm nên nhu đã làm nhu cầu thép giảm theo ảnh hưởng đến kết qủa kinh doanh xi măng của công ty

• Trong công tác vận chuyển đang còn nhiều hạn chế, thiếu phương tiện. Chính điều này đã và đang làm ảnh hưởng đến rất nhiều đến quá trình cung ứng xi măng

cho nhu cầu của thị trường của công ty trong những thời điểm nhạy cảm.

• Dư nợ của 1 số đơn vị trong công ty vẫn đang còn cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

• Tiến độ các dự án đều bị chậm do công tác đầu tư xây dựng còn nhiều phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Hiện nay, giá cả vật liệu xây dựng khác đang leo thang, sự trội giá của các dự án là một vấn đề mà công ty đang gặp phải trong thời kì khủng hoảng này.

+ Nguyên nhân của những mặt tồntại:

a. Nguyên nhân khách quan:.

+ Do diễn biến phức tạp của thời tiết đã gây khó khăn trong quá trình vận chuyển + Do cuộc khủng hoảng của kinh tế đã làm cho các dự án lớn khó khăn về vốn, các dự án của người dân bị hạn chế đi một phần.

+ Việc cấp toa xe bên đường sắt vẫn đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty trong việc vận chuyển.

+ Tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường và chính trong nội bộ của công ty với các nhà phân phối của các công ty sản xuất tại các địa bàn. Các nhà phân phối dùng mọi cách trong việc cạnh tranh nội bộ tranh giành các khách hàng truyền thống của công ty và bán phá giá trên thị trường.

b. Nguyên nhân chủ quan :

+ Công tác thu hồi nợ ở một số đơn vị thành viên trong công ty bị buông lỏng, dẫn tới nợ cao trong công ty.

+ Công tác kinh doanh sắt thép trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sắt thép trong khu vực giảm nhanh, nhu cầu tiêu dùng sắt thép trong nước thấp đặc biệt là cuối năm 2008 lượng tồn kho cao.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI

MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI

MĂNG

3.1 Định hướng phát triển toàn ngành và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới công ty trong những năm tới

3.1.1 Định hướng phát triển của toàn ngành trong những năm tới

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Hàng năm ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế này, thì ngành công nghiệp xi măng cần phải thể hiện vai trò của mình hơn nữa. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) đã có bản quy hoạch phát triển nền công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và đã được thủ tướng chính phủ thông qua : Quyết định 108/ 2005/ QĐ – TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua đó:

+ Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập. Tổng công ty đã xác định rõ mục tiêu của ngành:

+ Quan điểm phát triển:

Quan điểm phát triển toàn ngành xi măng trong giai đoạn 2010 – 2020 được thể hiện trên các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất cũng như về vị trí quy hoạch phát triển. Trên các mặt quan điểm phát triển là rất rõ ràng. Ví dụ như

quan điểm phát triển về quy mô công suất thì ưu tiên các nhà máy công suất lớn ; lựa chọn quy mô công suất phù hợp với các dự án ở vùng núi, vùng sâu vùng xa,...

+ Chiến lược phát triển của VICEM trong giai đoạn 2010 – 2020:

Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hoá những ngành nghề liên quan đến ngành XM là chính. Tập trung đầu tư ngành công nghiệp XM, sau đó ưu tiên ngành gần XM như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu (sản phẩm sau XM). Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng XM là sản phẩm chính của TCty, đồng thời tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng VLXD mới phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn các cổ đông lớn cũng như các cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; VICEM thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của các cổ đông. Tránh tình trạng cho rằng Cty Nhà nước nên chỉ phục vụ Nhà nước mà không quan tâm đến lợi nhuận của cổ đông…

Thứ ba, xây dựng VICEM trở thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong ngành công nghiệp XM, chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ vượt trội, tập trung tư vấn đào tạo công nhân kỹ thuật ngành XM và trên lĩnh vực tài chính sẽ rút dần các ngành kinh doanh không chủ chốt như bao bì. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được điều này, VICEM sẽ phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất XM. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để tận dụng năng lực toàn xã hội.

Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng VICEM thành một môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của người lao động.

3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty cổ phần thương mại xi măng trong những năm tới những năm tới

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thì công ty Cổ phần thương mại xi măng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển có nhiều đổi mới để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình.

a. Công tác kinh doanh xi măng sắt thép.

Trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục công tác kinh doanh tiêu thụ xi măng, coi đây là hoạt động kinh doanh cốt lõi bám sát vào diễn biến của thị trường, năng lực và khả năng cạnh tranh của công ty, hệ thông tiêu thụ hiện có của công ty trên các địa bàn tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường để xây dựng sản lượng cho phù hợp, sát với tình hình, Đồng thời công ty đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh: Một mặt tăng cường hoạt động kinh doanh sắt thép, mặt khác công ty còn xây dựng các tổ hợp nhà cao tầng Giáp Nhị dùng để kinh doanh, cho thuê văn phòng làm việc và nhà để ở cao cấp.

Bảng 3.1 : Định hường kinh doanh của công ty 2009 – 2010:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010

1 Sản lượng mua vào, bán ra xi măng

Tấn 1.550.000 1.700.000

2 Sản lượng mua vào, bán ra thép

Tấn 6500 7.000

3 Công tác tài chính

Doanh thu Triệu đồng 1.197.890 1.449.320

Nộp ngân sách Triệu đồng 6.000 7.000

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 7.547 8.097

4 Công tác lao động tiền lương

Lao động bình quân Người 325 325

Tổng quỹ tiền lương Nghìn đồng 14.000.000 15.000.000 Tiền lương bình quân Đ/Ng/Th 3.590.000 3.846.000

Thu nhập bình quân Đ/Ng/Th 3.770.000 4.026.000

(Nguồn: phòng tổ chức lao động) b. Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh:

- Tiếp tục làm đại lý buôn bán sơn cho công ty sơn Việt Nhật, Maxilay.... - Tiến hành các hoạt động hỗ trợ bán hàng, quảng cáo

c. Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty:

- Công ty cố gằng thực hiện đảm bảo mức thu nhập cho đời sống cán bộ nhân viên trong công ty

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc về các quyền lợi và nghĩa vụ cho các bộ nhân viên về Bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ nghỉ ngày lễ, tết, chế độ thai sản,…

- Quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên trong công ty. + Biện pháp thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh 2009- 2010:

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện trở thành nhà phân phối chính tập trung kinh doanh xi măng, giữ vững thị phần của tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hình thành các nhà phân phối cấp 2 đặt tại các tỉnh để tổ chức tiêu thụ xi măng của công ty cổ phần thương mại xi măng tại các địa bàn quản lý.

Thứ hai: Triển khai và phát triển bộ phận tiếp thị bán hàng trực tiếp đến chân công trình. Đẩy mạnh bán xi măng rời cho các trạm trộn bê tông.

Thứ ba: nghiên cứu triển khai bán hàng qua mạng, các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mua hàng qua mạng ngày càng tăng cao.

Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất xi măng, các nhà phân phối, các công ty đơn vị vận tải để tăng sản lượng tiếp nhận, vận chuyển xi

măng về các địa bàn để đáp ứng cả nhu cầu về số lượng cũng như chủng loại theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ năm: Cải tiến cơ cấu tổ chức kinh doanh, quy chế quản lý nội bộ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý tiền – hàng, tránh tình trạng dây dưa.

Thứ sáu: Tiết kiệm chi phí bán hàng trong ngân sách cho phép để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường

Thứ bẩy: Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên trong công ty. Trước mắt tăng cường mối quan hệ với các công ty sản xuất và kinh doanh sắt thép nhằm chủ động được nguồn hàng, mở rộng hệ thống tiêu thụ sắt thép của công ty và các lạo vật liệu xây dựng khác tại các địa bàn công ty quản lý để tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ tám: Công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn: Bám sát vào mục tiêu và tiến độ kế hoạch thực hiện phê duyệt, kết hợp chặt chẽ với những bên có liên quan

Thứ chín: Tổ chức lại bộ máy tổ chức của công ty. Hiện nay, bộ máy của công ty hơi cồng kềnh nên cần tổ chức lại để bộ máy gọn nhẹ mà làm việc có hiệu quả.

Thứ mười: Chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, lụt bão , hỏa hoạn, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội và công tác quốc phòng toàn dân.

3.2. Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng măng

Công tác tiêu thụ xi măng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty, có tác động chi phối tới các hoạt động khác như sản xuất, tái đầu tư mở rộng, thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên,…

Đẩy mạnh tiêu thụ nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận thu nhập. Chính vì thế công tác tiêu thụ có tầm quan trọng đặc biệt và cần được ưu tiên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, việc tìm kiếm và duy trì khách hàng ngày càng khó khăn thì việc tìm ra biện pháp thúc đẩy tiêu thụ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp.

Công ty cổ phần thương mại xi măng cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Dưới đây là một số biện pháp:

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, họ sản xuất và cung ứng những sản phẩm dựa theo nhu cầu của thị trường. Đây là cách tốt nhất đảm bảo việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường sẽ được chấp nhận, tạo điều cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đưa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG .DOC (Trang 52 -52 )

×