Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 42 - 43)

4. Nội dung của Quy hoạch

2.1.5. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp nhằm tạo ra những hạt nhân phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp phải chú trọng đến vấn đề dân sinh, định hướng phát triển đô thị, định hướng hình thành các điểm dân cư tập trung, khu nhà ở cho công nhân;

Xây dựng cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy trên 50% diện tích KCN Nam Đông Hà và KCN Quán Ngang (GĐ1). Từ sau năm 2010, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Quán Ngang (GĐ2); các KCN Hải Lăng, Bắc Hồ Xá, Đường 9 và phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy trên 60% diện tích vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020, trong đó:

- KCN Nam Đông Hà (Đông Hà): 99 ha, không phát triển mở rộng thêm và chỉ định hướng đầu tư công nghiệp sạch. Các nhà máy hiện có phải được trang bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về khí thải, nước thải và tiếng ồn.

- KCN Quán Ngang (huyện Gio Linh): 205 ha. Định hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến cao su, sản xuất phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, thuỷ sản; cưa xẻ gỗ, mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng; công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống.

- KCN Hải Lăng (huyện Hải Lăng): 150 ha. Tập trung phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ uống, sửa chữa máy nông nghiệp và phương tiện giao thông, tiểu thủ công nghiệp, may mặc, dệt may, giầy da,...

- KCN Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh): 140-150 ha. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến nông - lâm sản, sửa chữa máy móc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm,...

- KCN Đường 9 (phía Tây Đông Hà): 80-100 ha. Định hướng phát triển chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm; may mặc, gia công mỹ nghệ; cơ khí lắp rắp và sửa chữa; sản xuất hàng tiêu dùng,... - Khu Đông Nam Quảng Trị được hình thành dựa trên cơ sở các huyện ven biển tỉnh

Quảng Trị bao gồm 17 xã, thị trấn là: Hải An, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Khê, Hải Dương (thuộc huyện Hải Lăng); Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu Lăng, Triệu Sơn (thuộc huyện Triệu Phong); Gio Quang, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt và thị trấn Cửa Việt (thuộc huyện Gio Linh). Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có diện tích tự nhiên 23.792 ha. Định hướng phát triển khu Đông Nam là khai thác tốt các thế mạnh sẵn có nhằm phát triển công nghiệp mũi nhọn về khí đốt và vật liệu xây dựng, tăng cường và phát triển hệ thống các công trình dịch vụ gắn với cảng biển, du lịch và thương mại.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)