Quy hoạch các dự án có nhu cầu sử dụng khí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 108 - 109)

4. Nội dung của Quy hoạch

4.2. Quy hoạch các dự án có nhu cầu sử dụng khí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm

đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Căn cứ dự báo các phương án sản lượng cung cấp khí cho khu vực Quảng Trị (Chương 3, mục 3.1.2.3) ở thời điểm hiện tại, nguồn cung cơ sở sẽ từ mỏ Báo Vàng. Dự kiến thời điểm khai thác dòng khí đầu tiên từ mỏ Báo Vàng vào năm 2023 với mức sản lượng khai thác khoảng từ 0,6 – 1,1 tỷ m3/năm và tiềm năng nhất có thể bổ sung thêm khoảng 0,8 – 1,2 tỷ m3/năm từ lô 111, 113 từ sau năm 2030. Nguồn cung tiềm năng khác có thể được bổ sung thêm từ các cấu tạo thuộc Lô 105 & 110 (từ sau năm 2030 với lưu lượng từ 1 – 2,2 tỷ m3/năm) và/hoặc từ mỏ Cá Voi Xanh về mỏ Báo Vàng/Quảng Trị (với khoảng cách hơn 250km, độ sâu đáy biển thay đổi từ 200m – 50m).

Trên cơ sở trữ lượng khí có thể thu hồi và đánh giá xác suất thành công của các cấu tạo ở hiện tại, phương án nguồn cung dự kiến như sau:

- Phương án cơ sở: Mỏ Báo Vàng đề xuất khai thác với mức sản lượng 1,1 tỷ m3/năm (sản lượng đỉnh trong 11 năm) và sau đó đưa vào khai thác bổ sung từ lô 111 và 113 để duy trì sản lượng 1,1 tỷ và thời gian dự kiến đưa vào khai thác là từ năm 2023. Nếu phương án phát triển mỏ Báo Vàng với mức sản lượng 0,6 tỷ m3/năm, giá khí về bờ 21 USD/triệu btu thì rất khó có thể thu hút đầu tư phát triển các hộ tiêu thụ khí tại Quảng Trị nói riêng cũng như các vùng miền khác trên cả nước nói chung (giá khí trung bình đến các hộ tiêu thu điện-đạm tại khu vực miền Nam khoảng 4 – 8 USD/triệu btu, các hộ công nghiệp khoảng < 10 USD/triệu btu). Vì vậy, mỏ Báo Vàng nên được đề xuất phát triển với mức sản lượng trên 1 tỷ m3/năm (trong 11 năm) và tiếp tục đầu tư khoan thăm dò để bổ sung sản lượng khai thác nhằm duy trì cung cấp ổn định hơn 25 năm.

- Phương án tiềm năng: Phương án nguồn cung tiềm năng bổ sung từ các Lô/mỏ trong nước khác như từ lô 105 & 110, Cá Voi Xanh (lô 118), Sư Tử Biển (lô 117), A (lô 115),... từ sau năm 2030 với mức sản lượng bổ sung khoảng từ 1 – 1,2 tỷ m3/năm.

Theo đó, phương án thị trường cũng được đề xuất linh hoạt tùy thuộc và khả năng cung cấp khí của mỏ Báo Vàng để có thể phát triển một hoặc một vài các dự án sử dụng khí như sau:

- Dự án sản xuất điện: TBKHH Quảng Trị từ 1-3 nhà máy điện công suất 450 MW/nhà máy, tổng lượng khí cần cung cấp khoảng 520 triệu m3 khí/nhà máy/năm. Thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động dự kiến là sau năm 2020 (phù hợp thời điểm cung cấp khí từ mỏ Báo Vàng). Và/hoặc nếu nguồn cung lớn có thể chuyển đổi NMĐ than Quảng Trị 1 và 2 (1200 MW) sang sử dụng nhiên liệu khí, sẽ tiêu thụ khoảng 1,4 – 1,6 tỷ m3/năm (số giờ vận hành từ 6000h – 6500h/năm).

- Dự án hóa chất: Dự báo trong giai đoạn tới nhu cầu các sản phẩm hóa chất liên tục tăng cao, trong khi đó các nhà máy sản xuất trong nước hiện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Đây cũng chính là cơ hội để thu hút dự án tổ hợp sản xuất Amoniac – Amon Nitrat đầu tư vào Quảng Trị trong giai đoạn 2016-2020 với công suất 450 ngàn tấn Amoniac và 200 ngàn tấn Amon Nitrat. Nhu cầu khí hàng năm cho tổ hợp này là khoảng 420 triệu m3 khí.

- Dự án công nghiệp: Với bán kính vận chuyển khí an toàn và hiệu quả trong vòng 150 km (theo nghiên cứu của PVGas) thì tiềm năng nhất sẽ thu hút được các dự án công nghiệp tại một số tỉnh lân cận (Quảng Bình, Huế, Đà nẵng) về đầu tư tại Quảng Trị để sử dụng được nguồn nhiên liệu khí tại đây. Nhu cầu khí trong trường hợp này dự kiến sẽ đạt khoảng 200 triệu m3/năm từ năm 2030. Các phần tiếp theo của báo cáo dưới đây sẽ đề xuất hai phương án quy hoạch phát triển các dự án theo các phương án nguồn cung cấp (cơ sở và tiềm năng) và phương án thị trường trên đây. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)