4. Nội dung của Quy hoạch
3.2.2.2. Dự án sản xuất đạm
a.Cung cầu sản phẩm trong nước đến 2030
Trước 2012, cả nước chỉ có 2 nhà máy sản xuất phân Urê là Đạm Phú Mỹ (công suất 800 ngàn tấn/năm) và nhà máy đạm Hà Bắc (công suất 190 ngàn tấn/năm). Lượng Urê sản xuất đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước, phần còn lại chủ yếu là nhập khẩu.
Sau 2012, nguồn cung trong nước được bổ sung từ 2 nhà máy mới đi vào hoạt động là nhà máy đạm Cà Mau công suất 800 ngàn tấn/năm và nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560 ngàn tấn/năm và công suất mở rộng của nhà máy đạm Hà Bắc. Năm 2013 khi cả 2 nhà máy này đi vào hoạt động hết công suất thì cung đã vượt cầu.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2025 của Bộ Công Thương (Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27/12/2010), trong giai đoạn đến 2025 tập trung nâng cấp công suất nhà máy Đạm Hà Bắc thêm 300 ngàn tấn vào 2014 và lên 500 ngàn tấn vào 2015 và đầu tư thêm NMĐ Thanh Hóa với công suất 560 ngàn tấn trong giai đoạn đến 2014. Vậy dự kiến từ sau 2015, tổng lượng Urê sản xuất trong nước lên tới 3,22 triệu tấn/năm vượt nhu cầu trong nước. Với nhu cầu Urê trong nước được dự báo đến 2015 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và đến 2020/2025 đạt khoảng 2,2 triệu tấn/năm.
Bảng 3.7: Dự kiến sản lượng đạm sản xuất trong nước đến 2025
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Nhà máy Thời gian
hoạt động 2013 2015 2020/2025 Đạm Hà Bắc 190 500 500 Đạm Ninh Bình 2012 480 560 560 Đạm Công Thanh (Thanh Hóa) 2011-2014 - 280 560 Đạm Phú Mỹ 2004 770 800 800 Đạm Cà Mau 2012 750 800 800 Tổng 2.190 2.940 3.220
Nguồn: Quy hoạch phát triển phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2025
b.Khả năng phát triển dự án tại miền Trung
Trong giai đoạn đến 2030, nước ta sẽ chỉ triển khai và hoàn thiện các nhà máy đạm hiện tại đang và sẽ đầu tư theo quy hoạch (phân tích ở trên) đã đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp và tiến tới xuất khẩu.
Vì vậy, theo đánh giá của nhóm tác giả, khả năng sử dụng khí cho thêm một nhà máy sản xuất đạm (ngoài các nhà máy nêu trên) tại Việt Nam nói chung và miền Trung/Quảng Trị nói riêng là khó có khả năng xảy ra, trừ khi tìm được thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận.
c.Dự báo nhu cầu tiêu thụ khí đến 2030
Trong trường hợp thuận lợi hình thành cụm khí điện đạm tại Quảng Trị và với công suất dự kiến như 2 nhà máy đạm tại miền Nam là Phú Mỹ và Cà Mau (800.000 tấn sản phẩm/năm) thì lượng khí tiêu thụ sẽ dự kiến khoảng 0,5 tỷ m3 khí/năm.