Đối với những địa phương nơi có nguồn cung cấp khí trung bình (từ 1-3 tỷ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 30 - 32)

4. Nội dung của Quy hoạch

1.4.3. Đối với những địa phương nơi có nguồn cung cấp khí trung bình (từ 1-3 tỷ

m3/năm) - Trường hợp của Cà Mau

Ngành công nghiệp của tỉnh Cà Mau đã có bước phát triển vượt bậc kể từ khi được Chính phủ đầu tư xây dựng cụm Khí – Điện – Đạm sử dụng trực tiếp nguồn khí từ mỏ PM3. Nguồn khí được cung cấp bằng đường ống từ mỏ tới cụm có công suất 2 tỷ m3/năm ngoài phục vụ một phần cho nhà máy điện, phần còn lại cung cấp cho các loại hình sản xuất khác. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có tiềm năng sử dụng khí lớn như thép, kính, gạch men,… Như vậy, việc

đầu tư cụm Khí – Điện – Đạm đã bảo đảm được đầu ra cho nguồn khí và tạo ra thị trường thu hút các loại hình sản xuất liên quan tới khí.

Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau là một trong những công trình trọng điểm của cả nước tại thời điểm đầu tư, vì vậy đã nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương như:

- Dự án được hưởng các ưu đãi tối đa quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Dự án nhà máy điện Cà Mau 2 là một trong 14 dự án được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù dành cho các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006 - 2010 theo quyết định 1195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 11 năm 2005. - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài

chính nghiên cứu phương án vốn cụ thể cho dự án Nhà máy điện Cà Mau và cho cả Cụm khí – điện – đạm Cà Mau; tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan tư vấn thẩm định để bổ sung và có giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Chính quyền địa phương các cấp của Tỉnh Cả Mau cũng hết sức phối hợp tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ Ban QLDA Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Nguồn vốn xây dựng các công trình điện cấp bách cũng được ưu tiên, kể cả các việc đàm phán các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn vay song phương của nước ngoài. Vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển được bố trí để thực hiện di dân, bồi hoàn và tái định cư. Bên cạnh đó, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bố trí đủ nguồn vốn vay cho các chủ đầu tư vay, bảo lãnh chủ đầu tư vay vốn nước ngoài theo thực tế từng dự án.

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã đưa sản phẩm vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Cà Mau nói riêng với những kết quả rất ấn tượng. Từ ngày vận hành thương mại đến hết 12/2013, sản lượng khí khai thác từ mỏ PM3CAA đạt trên 8,9 tỉ m3, sản lượng điện hòa lưới quốc gia gần 44 tỉ kWh; Sản lượng đạm urê hạt đục trên 1,6 triệu tấn. Đóng góp hàng năm trên 50% ngân sách cho Cà Mau cùng với nhiều chục tỉ đồng (PVGAS) được sử dụng vào mục đích an sinh xã hội cho cả vùng (Nguyên Phương, 2014)

Mặc dù dự án cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội to lớn và được Chính phủ cũng như địa phương đặc biệt quan tâm chú trọng, nhưng trong quá trình triển khai dự án cũng không tránh khỏi những vướng mắc trong nhiều giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn giải phóng mặt bằng. Việc thực hiện giải phóng

mặt bằng thường mất nhiều thời gian do đơn giá đền bù không phù hợp với giá thị trường. Đối với địa bàn dự án là nơi người dân đã canh tác lâu dài và là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, việc di dời càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, giao thông tại khu vực xây dựng dự án chưa phát triển gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng… Toàn bộ vật tư vật liệu dù nhập khẩu hay chế tạo trong nước chỉ có duy nhất 1 loại hình vận chuyển là đương thủy.

Trong quá trình chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án cụm Khí – Điện – Đạm, tỉnh Cà Mau đã giải quyết nhiều vướng mắc từ phía chủ đầu tư, nhà thầu và người dân địa phương. Qua việc tìm hiểu những bất cập trong quá trình làm việc giữa các bên, nhóm tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý cấp nhà nước đối với công trình trọng điểm quốc gia này như sau:

- Tận dụng tối đa các ưu đãi, cơ chế chính sách đặc thù của nhà nước dành cho các công trình trọng điểm quốc gia như quyết định 1195/QĐ-TTg. Bên cạnh đó đề xuất hoàn thiện một số các văn bản quy phạm quy định trách nhiệm giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai dự án.

- Dự án có khá nhiều hạng mục công trình nằm trong khu dân cư sinh sống lâu năm và có đất canh tác là nguồn thu nhập chính. Vì vậy việc tái định canh cho người dân địa phương cần phải được đặc biệt chú trọng, tránh trường hợp người nông dân không có đất canh tác sau khi tái định cư. Thực tế cho thấy hiện nay các hộ nằm trong diện tái định canh từ dự án đang gặp khó khăn do đất tại khu tái định canh khó canh tác do nhiễm phèn nặng.

- Chú trọng việc xây dựng hệ thống đường giao thông đến khu vực dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuẩn bị mặt bằng cũng như vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)