4. Nội dung của Quy hoạch
3.2.2.3. Dự án sản xuất hóa chất
Khí thiên nhiên là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp hóa dầu. Từ khí thiên nhiên sản xuất ra rất nhiều dẫn xuất như Etylen, Naphtha, Amoniac,…là các nguyên liệu chính sản xuất ra các loại nhựa, phân bón ure, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp. Trừ phân bón ure là có nguồn khí thiên nhiên trong nước đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm còn lại đều phải nhập khẩu toàn bộ/hầu hết nguyên liệu từ nước ngoài.
Hiện nay, ở nước ta trên 90% khí dùng làm nhiên liệu sản xuất điện và nguyên liệu để sản xuất đạm urê. Nhằm gia tăng giá trị của khí thiên nhiên bằng việc đẩy mạnh chế biến khí sâu và sản xuất nhiều sản phẩm hóa chất, hóa dầu từ khí theo quan
điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khí được đề cập trong Quy hoạch tổng thể ngành khí cả nước và Chiến lược phát triển tăng tốc của PVN, một số các dự án sản xuất các sản phẩm Amoniac, Amon Nitrat, Methanol, Formandehit từ khí đã đưa vào trong Quy hoạch ngành hóa chất, đang và sẽ được triển khai trong giai đoạn đến 2030.
a.Cung cầu sản phẩm trong nước đến năm 2030
Amoniac: được ứng dụng nhiều trong ngành nông nghiệp chủ yếu để sản xuất phân bón bao gồm Ure, Nitrat Amon, Photphat Amon và Sunphat Amon. Ngoài ra, Amoniac còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp như xơ sợi, thuốc nổ, các hợp chất hữu cơ chứa nitơ phục vụ cho ngành nhuộm, nông dược, dược phẩm và ứng dụng trong lĩnh vực làm lạnh, hóa chất công nghiệp và hóa chất phòng thí nghiệm.
Amon Nitrat: ở nước ta chủ yếu dùng để sản xuất thuốc nổ công nghiệp và thuốc nổ cho an ninh quốc phòng. Việc sử dụng Amon Nitrat để làm phân bón khá hạn chế do tập quán canh tác và sự tiếp cận nguồn cung Amon Nitrat còn khá khó khăn.
Methanol: Methanol (methyl acohol) là sản phẩm thu được từ quá trình cracking hơi nước khí tự nhiên (khí metan), qua hợp chất trung gian là khí tổng hợp (CO và H2) theo quy trình Frisher tropper. Methanol có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, trong đó phần lớn (40-50%) để sản xuất formaldehyde, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, keo dán gỗ, sơn màu, thuốc nổ và sợi hoá học. Methanol được sử dụng để sản xuất nhiều hóa chất, hoá phẩm khác như MTBE (phụ gia pha xăng), axit carboxylic (axit formic), dimetyl ether v.v. Methanol còn được sử dụng như một loại dung môi quan trọng trong công nghiệp và là loại nhiên liệu lý tưởng vì cháy hoàn toàn, không gây ô nhiễm môi trường vì vậy những năm gần đây methanol còn được dùng để pha xăng (đến 20%) nhằm mục tiêu bù đắp nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Formaldehyde: là hóa chất cơ bản được sử dụng rộng rãi: dùng để sản xuất các loại keo dán và nhựa, làm hóa chất công nghiệp, làm chất diệt khuẩn trong ngành nhựa, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, hóa chất phòng thí nghiệm và các ngành khác. Formaldehyde tiêu thụ ở Việt Nam phần lớn là dung dịch có nồng độ từ 37% đến 44% còn gọi là Formalin và chủ yếu phục vụ sản xuất keo dán cho ngành chế biến gỗ (chiếm 94% nhu cầu cả nước).
Hiện nay, riêng đối với sản phẩm formaldehyde nguồn cung trong nước đáp ứng đủ nhu cầu (hiện có 5 doanh nghiệp sản xuất Formalin, chủ yếu tập trung ở miền Nam, gồm có: Công ty TNHH Better Resin, Công ty TNHH Dynea Việt Nam, Viện Hoá học
Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ Hoá chất Haein và Công ty TNHH Vitop Chemicals với tổng công suất với tổng công suất 273 ngàn tấn vượt nhu cầu cả nước năm 2012 là 183 ngàn tấn), các sản phẩm còn lại nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước:
- Amoniac: các nhà máy sản xuất Amoniac ở nước ta đều được tích hợp với các phân xưởng sản xuất ure trong các nhà máy đạm (Hà Bắc, Ninh Bình, Phú Mỹ, Cà Mau) - nhu cầu khí thiên nhiên cho các nhà máy đạm đã được tính toán ở phần trên. Do vậy nguồn Amoniac trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các ngành khác ngoài sản xuất Ure, do đó phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.
- Amon Nitrat: hiện chỉ có một nhà máy duy nhất tại miền Bắc được phép sản xuất là Z195 của Bộ Quốc phòng với sản lượng nhỏ 20.000 tấn/năm (đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước năm 2015 và khoảng 8% năm 2020).
- Methanol: Cho đến nay nước ta chưa sản xuất Methanol với quy mô công nghiệp từ nguyên liệu khí cũng như than đá. Nhu cầu tiêu thụ methanol trong nước được đáp ứng bằng nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các nước trong khu vực như Indonesia (33%), Brunei (33%), Malaysia (18%), Đài Loan (9%) và một số nước khác (7%). Năm 2011, tiêu thụ methanol tại Việt Nam khoảng 80 ngàn tấn, trong đó khu vực miền Nam vẫn duy trì là khu vực nhập khẩu nhiều methanol nhất, khoảng 91% lượng nhập khẩu của cả nước, miền Bắc nhập khẩu khoảng 9% và miền Trung hầu như không nhập khẩu hóa chất này.
Với định hướng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhu cầu phân bón trong nước sẽ không ngừng tăng; các ngành công nghiệp khác như cao su, nhựa, thuốc nổ, ngành chế biến gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai, nhu cầu về các sản phẩm Amoniac, Amon Nitrat, Methanol và formaldehyde trong giai đoạn đến 2020-2030 tăng lên với tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 2,95%; 6,96%; 6,56%; 5,82% và thể hiện trong hình vẽ sau:
Nguồn: Báo cáo sơ bộ nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất Amoniac và Amon Nitrat; PVPro/VPI_2013
Hình 3.7. Dự báo nhu cầu các sản phẩm hóa chất tại các năm 2020/2025/2030
b.Khả năng phát triển các dự án và nhu cầu khí tại miền Trung
Trong giai đoạn đến 2030, để đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế nhập khẩu cần đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm trên. Trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020 có tính đến 2030 cũng đã chỉ ra danh mục các dự án cần xây dựng các sản phẩm theo khu vực và theo từng giai đoạn như sau:
Bảng 3.8: Các dự án đầu tư xây dựng các sản phẩm theo giai đoạn
Giai đoạn Dự án Công suất (ngàn tấn) Địa điểm 2011-2015
Nhà máy Amon Nitrat 200 Thái Bình
Xưởng sản xuất Formaldehyde 25 Miền Nam
Nhà máy sản xuất NH3 200 Miền Bắc
2016-2020
Nhà máy sản xuất Methanol- formalin 300-200 Miền Nam Mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất
NH3 300 Miền bắc
Tổ hợp sản xuất Amoniac –Amon Nitrat 450-200 Miền Nam/ Miền Trung
Nguồn: Phụ lục Danh mục các dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020 có tính đến 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số
162/QĐ-TTg ngày 18/9/2013)
Hiện tại, các nhà máy sản xuất các sản phẩm trên đều tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Trong giai đoạn đến 2030, các dự án sản xuất 04 sản phẩm nêu trên vẫn chủ yếu tập trung tại hai khu vực này. Khu vực miền Trung là một trong hai phương án lựa chọn để xây dựng tổ hợp sản xuất Amoniac – Amon Nitrat trong giai đoạn 2016-2020 với công suất 450 ngàn tấn Amoniac và 200 ngàn tấn Amon Nitrat.
Amoniac được sản xuất theo phương pháp reforming hơi nước khí thiên nhiên để sản xuất ra khí tổng hợp (CO+H2) rồi chuyển hóa CO thành CO2, tách loại CO2 trước khi đưa vào tháp tổng hợp Amoniac; Amon Nitrat được tổng hợp từ Amoniac. Nhu cầu khí hàng năm cho nhà máy có quy mô công suất là 450 ngàn tấn Amoniac và 200 ngàn tấn Amon Nitrat là khoảng 420 triệu m3 khí.
Theo Báo cáo sơ bộ nghiên cứu đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất Amoniac và Amon Nitrat (PVFCCo, tháng 6/2012), chi phí đầu tư tổ hợp với quy mô công suất là 450 ngàn tấn Amoniac và 200 ngàn tấn Amon Nitrat sẽ vào khoảng 895 triệu USD. Theo đó, mức giá khí tối đa chấp nhận được để dự án này có hiệu quả là 10,93 USD/triệu btu (NPV 16,3 triệu USD và IRR 11,72%). Như vậy, với mức giá khí mỏ Báo Vàng (khoảng 11 USD/triệu btu) theo dự tính ở phần trên thì việc xây dựng tổ hợp này tại miền Trung/Quảng Trị là hoàn toàn khả thi.