Một số khó khăn khi chuyển dịch từ xưng hô trong gia đình

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 72 - 75)

Tiếng Việt và tiếng Trung có khá nhiều điềm tương đồng về từ xưng hô trong gia đình, tạo thuận lợi cho việc hiểu tốt hơn lớp từ này và vận

dụng vào trong dịch thuật. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chính những điểm tương đồng này lại gây ra khó khăn, khiến quá trình dịch thuật xảy ra sai sót. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một vài lỗi sai điển hình khi dịch thuật từ xưng hô trong các mối quan hệ gia đình cụ thể là giữa vợ chồng với nhau và giữa cha mẹ với con cái.

Trong tiếng Việt, cặp từ anh-em vốn là danh từ chỉ quan hệ thân tộc lại được sử dụng phổ biến để xưng hô giữa vợ chồng với nhau, tuy nhiên tiếng Trung lại không có hiện tượng này. Nếu người dịch không nắm rõ được điểm khác nhau này cũng như không chú ý đến tình huống giao tiếp thì có thể mắc lỗi sai khi dịch. Ví dụ, khi nói lời âu yếm, yêu thương với vợ, người chồng có thể nói:

- Em ơi, anh yêu em!

Trong tình huống này, anh ở đây là người chồng tự xưng, còn em là chỉ người vợ, như vậy, rõ ràng là chúng ta không thể dùng 爸爸 và 爸爸 khi dịch hai từ này sang tiếng Trung được, nếu dịch câu trên thành “爸爸爸爸爸” thì đã dịch sai ý nghĩa của bản gốc. Vậy khi dịch từ Việt sang Trung thì phải dùng từ nào thay thế mà vẫn chuyển tải được tình cảm thân mật như trong tiếng Việt? Chúng ta có thể dịch thành “爸爸爸爸爸爸爸”, hoặc “爸爸爸爸爸爸”.

Các cặp vợ chồng trẻ khi đã có con có thể gọi nhau là “bố nó”, “mẹ nó”, thậm chí chỉ gọi ngắn gọn là “bố” hay “mẹ” và tự xưng là “mẹ” (vợ tự xưng) và “bố” (chồng tự xưng). Ví dụ, vợ có thể nói với chồng là :

- Bố đâu lấy cho mẹ bình sữa với nào!

“Bố” ở đây là cách người vợ gọi chồng, còn “mẹ” là người vợ tự xưng mình. Nếu người dịch lý giải sai, cho rằng quan hệ giữa hai người giao tiếp này là bố con hoặc “bố” và “mẹ” ở đây là để chỉ bố và mẹ của người đang nói, thì sẽ dẫn đến việc dịch sai, làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu: không thể dịch thành “爸爸爸爸爸爸爸爸爸爸爸爸”mà nên dịch là “爸爸爸爸爸爸 爸爸爸爸爸爸”.

Đối với xưng hô giữa cha mẹ và con cái, khi con cái lớn cha mẹ có thể dùng từ “anh” , “chị” xưng hô với con:

- Anh ra đây mẹ bảo.

Anh ở đây là chỉ người con, thể hiện sự công nhận con cái đã trưởng thành cửa bố mẹ và cũng cho thấy sự tôn trọng chủa cha mẹ dành cho con cái. Người dịch trong trường hợp này có thể hiểu sai rằng, anh ở đây là anh trai và dịch thành爸“爸爸爸爸爸爸爸爸爸爸”. Dịch như vậy trong trường hợp này là sai, dịch thành: “爸爸爸爸爸爸爸爸”là ổn nhất.

Trong tiếng Trung đại từ nhân xưng được dùng để xưng hô trong tất cả mối quan hệ và thể hiện nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, còn trong tiếng Việt đại từ nhân xưng lại đa dạng hơn nhưng lại ít được dùng để xưng hô trong gia đình. Khi dịch 爸 và 爸 sang tiếng Việt, tùy từng tình huống giao tiếp cụ thể cũng như tình trạng quan hệ giữa hai chủ thể giao tiếp mà phải lựa chọn các từ xưng hô khác nhau để dịch cho phù hợp, điều này cũng khiến cho người dịch gặp khó khăn và gây lỗi sai khi dịch.

Ví dụ, trong xưng hô giữa vợ chồng, khi hai vợ chồng cãi nhau, chồng có thể nói với vợ rằng: “爸爸爸爸爸爸”. Có thể dịch câu này thành “Cô im mồm đi cho tôi!” hay có thể là “Mày câm mồm vào cho tao!”, lúc này 爸 được dịch thành cô, mày, còn 爸 thì được dịch thành tôi, tao, nhưng nếu người dịch không nắm rõ cách dùng tiếng Việt mà dịch thành “Anh câm mồm vào cho em!” thì sẽ không phù hợp, không diễn tả được hết mẫu thuẫn, xung đột như trong bản gốc tiếng Trung. Hoặc là, khi hai vợ chồng vẫn thân mật, tình cảm, người vợ nũng nịu, trách chồng: “爸爸爸爸爸爸爸爸爸 爸”, nếu dịch thành “Sao mày không gọi điện cho tao” thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa biểu cảm của xưng hô trong trượng hợp này.

Trong trường hợp xưng hô giữa cha mẹ với con cái, mẹ quan tâm, muốn hỏi con thích ăn gì, có thể nói với con là: “爸爸爸爸爸爸爸爸爸”, 爸爸 lúc này không thể dịch thành các bạn, các em hay bọn mày được mà phải dịch thành các con. Nhưng khi tức giận quát mắng con cái: “爸爸爸爸爸爸爸

爸”, thì lại có thể dịch thành mày để tăng biểu cảm tức giận, phẫn nộ lên đến cao trào.

Nếu là xưng hô giữa ông bà và cháu, ông bà nói với cháu là : “爸爸爸爸爸 爸爸爸爸爸爸爸爸爸 , trường hợp này, phải dịch thành cháu hoặc con, dịch thành bà/ông: “Tiểu Bảo, con/cháu lại đây bà/ông kể chuyện cho nghe này.”, chứ không thể dịch 爸 thành tôi, tao hay dịch 爸 thành mày được.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w