Xưng hô trong gia đình của tiếng Trung

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 48 - 59)

2.1.2.1. Xưng hô giữa vợ chồng

Lễ giáo phong kiến ảnh hưởng sâu sắc đến các quan niệm xã hội của Trung Quốc từ ngàn xưa, tính tôn ti, trật tự đã đi sâu vào từng gia đình, nếp nghĩ của con người và trở thành một trong những chuẩn mực của quan hệ xã hội. Chính những lễ giáo phong kiến, tư tưởng truyền thống và quan niệm “nam tôn nữ ti” mà địa vị của người phụ nữ trong xã hội nói chung và của người vợ trong gia đình nói riêng luôn rất thấp kém. Giữa vợ và chồng trong gia đình luôn có sự phân biệt rạch ròi về địa vị. Cách xưng hô giữa vợ và chồng trong tiếng Trung cũng thể hiện rõ điều này: vợ gọi chồng là 我 我我, 我我我我, chồng gọi vợ là我我我我我, 我我我我 ...

Tương tự như trong tiếng Việt, tiếng Trung cũng có cách xưng hô chuyển vai, gọi thay con, lấy con làm trung tâm như: 我我我我 (hài tử tha ba), 我我我我 (hài tử tha ma), tương đương với “bố nó”, “mẹ nó” trong tiếng Việt. Khi có con, con cái luôn xuất hiện, trở thành ý thức thường trực trong tư tưởng của những bậc làm cha làm mẹ trong gia đình, đồng thời với đó là nhận thức trách nhiệm của mính đối với con cái. Đây là cách xưng hô giữa vợ và chồng truyền thống ngày nay vẫn còn phổ biến ở nông thôn và rải rác ở thành thị, nhấn mạnh vai trò của con cái trong gia đình, chính con cái là kết tinh tình yêu, tình vợ chồng và là sợi dây tình cảm nối kết quan hệ giữa vợ và chồng, đảm bảo cho quan hệ vợ chồng được đảm bảo hoàn thiện

Mặt khác gia đình là một không gian hẹp, tạo điều kiện cho vợ chồng có thể rút ngắn khoảng cách trong quan hệ giao tiếp, hơn nữa thời gian chung sống càng lâu, giữa vợ chồng càng thông cảm và hiểu nhau hơn. Điều đó cũng là một nguyên nhân khiến họ không phải lựa chọn bất cứ cách xưng hô nào hoặc chỉ cần sử dụng những từ ngữ khí ở đầu câu như 我我 我... để thu hút sự chú ý, đưa vợ/chồng vào cuộc hội thoại và trực tiếp nói lên những ý tưởng cần trao đổi của mình.

Trong Lễ ký có đoạn bàn về hôn nhân như sau: “hôn lễ giả tương hợp nhị tính chỉ hảo, thượng dĩ sự tông miếu nhi hạ dĩ kế hậu thế dã” (hôn lễ là sự hòa hợp nhị tính để có thể trên thì phụng sự tổ tông, dưới có thể nối dõi giống dòng). Điều đó chứng tỏ vai trò duy trì nói giống của người phụ nữ trong gia đình cũng như mục đích của hôn nhân phong kiến. Tuy nhiên, ngày nay, xã hội hiện đại đã giải phóng phụ nữ, đưa họ lên tầm bình đẳng với nam giới, xã hội hiện đại coi trọng tự do hôn nhân. Nhìn chung hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu nam nữ. Một khi cơ sở kinh tế xã hội đã phát triển như ngày nay, tính chất độc lập của mỗi thành viên trong gia đình ngày càng bộc lộ rõ nét, cộng thêm sự giao lưu văn hóa với các

nước Phương Tây trong thời kỳ hội nhập, vai trò của con cái không còn quan trọng như trước đây nữa. Tình yêu, sự tôn trọng lẫn nhau, sống cho nhau và vì nhau đã làm cho các cặp vợ chồng gắn bó trong một quan hệ bình đẳng. Do đó, những cách xưng hô như: 我我我我我我我我我 ..., dần dần vắng bóng trong cách giao tiếp giữa vợ và chồng, nhất là các cặp vợ chồng trẻ ở thành thị. Thay vào đó là cách gọi theo tên hay cách gọi đặc thù khác. Xưng hô giữa vợ và chồng trong tiếng hán hiện đại có thể được chí ra ba sắc thái nghĩa khác nhau:

1. Xưng hô thân mật thì dùng 我我 bảo bối (cưng),我我我 (anh/ em yêu)

2. Xưng hô trung tính thì dùng tên đơn hoặc tên kép, như 我 Quyên, Yến Ninh, có khi khuyết xưng hô…

3. Khi có mẫu thân thường sử dụng cách gọi cả họ và tên: 我我我 Vương Tâm Lăng, 我我我 Vương Tự Lực, 我我我 Tạ Đình Phong…

Tuy nhiên, phần lớn các cách xưng hô trên thường đi kèm với đại từ nhân xưng 我. Chẳng hạn:

- 我我我我 :... ...(Yến Ninh, em... ...) - 我我我我... ... ...(Đại Vĩ, anh... ...)

我 là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, không có sự phân biệt về giống, nhìn chung là từ trung tính, nhưng lại có thể bao quát các sắc thái thân mật, suồng sã. Do đó, giữa vợ và chồng mâu thuẫn cao độ có thể lựa chọn cách xưng hô cả họ và tên kèm theo 我 hoặc kèm theo thành phần giải thích đặt sau đài từ nhân xưng 我. Ví dụ, giữa vợ và chồng có thể xảy ra các tình huống như:

Trong cuộc sống thường nhật, vợ chồng xưng hô với nhau một cách bình thường, vợ có thể nói với chồng:

- 我我我我我我我我我我我我我我我

(Anh đi làm về thi mua cho em ít táo nhé.)

Khi muốn thể hiện tình cảm thân mật:

- 我我我我我我我我我我我我我我我我我

(Anh yêu, anh về nhà đi, em nhớ anh lắm...)

- 我我我我我我我我我我我我我我我我我我

(Bố tiểu Bảo, em nấu cơm xong rồi, anh lại ăn đi)

我我我 ở đây chính là cách người vợ gọi chồng, tuy nhiên, phía sau vẫn dùng kèm đại từ 我. Khi hai vợ chồng xảy ra xung đột cãi cọ thì:

- 我我我我我我我我我我我... ... 我我我我 ... ...

(Vương Trạch Dương, cái đồ mặt dày này... anh cút đi cho tôi).

Có thể thấy, cũng là đại từ 我 nhưng tùy vào từng tình huống khác nhau mà nó biểu thị các sắc thái biểu cảm khác nhau, có thể là trung tính, có thể là thân mật, cũng có khi lại thể hiện sự mâu thuẫn. Đặc biệt, cách xưng hô cả họ tên kèm theo đại từ 我 cho thấy sự mâu thuẫn đã lên đến cao độ, sự rạn nứt có thể dẫn đến đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng.

Trong quan niệm của người Trung Quốc, vợ chồng chung sống trong một tổ ấm, tính chất thân mật, bình đẳng đã thắt chặt mối quan hệ giữa hai người, cách xưng hô bằng tên (không dùng họ) là muốn xóa đi sự khác biệt dòng máu và hướng tới huyết thống hóa, khiến quan hệ giữa vợ chồng thêm gần gũi. Vậy nên, khi các cặp vợ chồng xưng hô với nhau bằng họ hoặc cả họ và tên thì sự mẫu thuẫn trong quan hệ giữa hai vợ chồng được thể hiện một cách rõ nét.

Xưng hô đã thực sự là tiêu chí xác định quan hệ và giao tiếp, mức độ quan hệ và nhằm thực hiện chiến lược giao tiếp của người nói trước người nghe. Ví dụ, trong phim “Chào tiểu thư”, nhân vật Quyển Mao khi muốn dứt bỏ tình cảm với người vợ hơn mình năm tuổi đã cầu xin vợ làm thủ tục li hôn:

-我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我... ...

我Tôi van xin cô hay giải quyết xong thủ tục đi, thực ra tôi cũng chẳng muốn như vậy, nhưng biết làm thế nào đây? ... ...我

-我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我

(Chị, em van chị đấy, làm thủ tục đi. Chị, cô ấy nói nếu không làm cô ấy sẽ tố cáo em, chị giúp em đi!)

(Chào tiểu thư, phim truyền hình Trung Quốc)

Ở lời thoại thứ nhất, cách xưng hô của Quyển Mao dành cho vợ của mình không còn hàm ý quan hệ vợ chồng nữa. Và đến lời thoại thứ hai thì xuất hiện từ 我 chị, Quyền Mao lúc này như đang muốn phủ nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người, cách xưng hô chị - em như nhấn mạnh rằng giữa hai người giờ đây chỉ đơn giản là tình chị em chứ không còn nghĩa vợ chồng nữa.

Như vậy, trong những trạng thái tâm lí phức tạp, cung bậc tình cảm cũng khác nhau giữa vợ và chồng, đại từ xưng hô 我 , 我 đều có thể được sử dụng. Sắc thái nghĩa của 我 , 我 trong xưng hô nói chung và trong xưng hô giữ vợ chồng nơi gia đình nói riêng quả là đa dạng. Phải căn cứ vào từng ngữ cảnh cụ thể mới xác định được một cách chính xác hàm ý của những cách xưng hô đó.

Xưng hô giữa vợ và chồng cũng có trường hợp sử dụng danh từ kết hợp với một tính từ chỉ tính chất. tổ hợp này vốn dùng để bày tỏ sự nhận xét đánh giá, tán dương hay phê phán một cách uyển chuyển, vừa dùng để xưng hô trong giao tiếp xã hội vừa dùng để xưng hô trong gia đình, quan hệ bằng vai hay vai trên gọi vai dưới, làm tăng thêm sắc thái tình cảm yêu thương, trìu mến. Chính cách xưng hô này đã làm cho sợi dây tình cảm vô hình thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các thành viên tham gia giao tiếp. chẳng hạn, vợ xưng với chồng:

“我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我” 我我我我我我我我我我

(Anh này/thằng cha này tài thật! Chuyến này đi mệt lắm đấy, ít nhất cũng phải nghỉ vài ba năm.) (Giáo trình nghe và nói)

Khi vợ chồng đã cao tuổi, mà cụ thể là ở độ tuổi 50 trở lên, xưng hô bằng tên giảm dần, các cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng, khuyết xưng hô vẫn duy trì và xuất hiện thêm cách xưng hô thay vai cháu ( đối với những người đã có cháu nội, cháu ngoại).

Vợ xưng hô chồng bằng: 我我我我我我我我我我我我我我我我我我, hoặc tên

cháu nội + 我我我 (tương đương với: ông, ông già, ông nó, bố nó...trong tiếng Việt) cũng có khi vợ xưng với chồng dùng 我 + họ, tương đương với cách gọi ông + tên trong tiếng Việt.

Chồng xưng với vợ là 我我我我我我我我我我 hoặc tên con/cháu + 我我/我 我我, tương đương với bà nó, mẹ nó trong tiếng Việt

Cách xưng hô này một mặt thể hiện sự gắn bó giữa các thành viên trong quan hệ tổng thể của một gia đình, mặt khác, thể hiện được niềm tự hào về hạnh phúc gia đình theo quan niệm truyền thống: con cháu đề huề, sung túc. Đồng thời, qua cách xưng hô cũng khắc sâu ý thức trong quan hệ giữa cách thành viên của gia đình về tôn ti trật tự, làm cho họ gắn bó với nhau trong quan hệ gia đình.

Bố mẹ Vân Sở trong phim truyền hình Trung Quốc “Gia đình hiện đại” đã bước vào độ tuổi sáu mươi, có cháu ngoại và các con đã trưởng thành. Thường ngày, giữa họ xưng hô với nhau bằng đại từ nhân xưng 我

wo 我 ni hoặc tên cháu kèm 我我我/我我, chẳng hạn, 我我我我我/我我 (ông nội/bà nội thằng Đông). Tuy nhiên, khi biết người vợ mắc bệnh hiểm nghèo, bố Vân Sở rất lo lắng và xúc động. Lúc vắng vẻ, ông gọi vợ mình

bằng tên như những cặp vợ chồng trẻ thường xưng hô với nhau ( cách xưng hô này không xuất hiện khi cuộc thoại có người thứ ba, cũng là lần xưng hô duy nhất trong phim) chứng tỏ việc lựa chọn tên gọi trong xưng hô giữa những cặp vợ chồng cao tuổi có một sắc thái đặc biệt. Nó khơi lại những kỉ niệm ban đầu giữa hai người thời trẻ làm cho họ cảm nhận được tình yêu, sự cảm thông sâu sắc trong môi trường giao tiếp mà không gian chỉ dành riêng cho họ.

Như vậy, xưng hô giữa những cặp vợ chồng trẻ tuổi và cao tuổi có những điểm khác biệt, phản ánh tâm tư, tình cảm, tính chất quan hệ giữa chặng đường đời mà đặc điểm tâm sinh lí của con người đã có những thay đổi về chất. Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ hết sức riêng tư. Do đó, sự có mặt hay không có mặt của đối tượng thứ ba cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp giữa vợ và chồng.

2.1.2.2. Xưng hô giữa cha mẹ và con cái

Trong triếng Trung, xưng hô trực tiếp giữa cha mẹ và con cái thường dùng 我, 我 với cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Nghĩa là cha mẹ có thể tự xưng với con và đồng thời con dùng 我, 我 xưng hô với cha mẹ. Tuy nhiên, đại từ chỉ ngôi 我, 我 cũng thường xuyên xuất hiện, nhiều khi đi kèm với danh từ biểu thị quan hệ thân tộc để tạo tổ hợp từ xưng hô giữa cha mẹ và con.

Khi còn nhỏ, các con chưa tự lập được, cần sự âu yếm và quan tâm chu đáo của cha mẹ nhiều hơn, từ đó mà từng bước nhận thức thế giới khách quan và hình thành nhân cách. Đối với con nhỏ, cha mẹ thường dùng danh từ thân tộc 我, 我 để tự xưng và hô gọi con bằng我我con, 我我 bảo bối

(cục cưng) hoặc dùng tên đơn dạng lặp như 我我 Đông Đông, 我我 Thanh

Thanh. 我我 Bảo Bảo ... ... chủ yếu là thể hiện tình cảm, sự nâng niu, quý mến con cái. Ngoài ra, trong xưng hô giữa cha mẹ và con cái cũng thường

xuyên sử dụng đại từ nhân xưng 我, 我 hoặc các kiểu tổ hợp chứa đại từ nhân xưng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, tên gọi..., chẳng hạn, cha mẹ gọi con là 我我 (Dương con) 我我我, con hô gọi cha mẹ là 我/我我. Ví dụ:

- 我我我我我我我我我我我我我我我我

(con à, đừng trách bố, mẹ sai rồi, mẹ xin lỗi nhé!) (Đỏ và đen, phim truyền hình Trung Quốc)

Tổ hợp xưng hô lâm thời có chứa danh từ chỉ qua hệ thân tộc có khi lại là lời mắng yêu rất thú vị, thường xuất hiện nhiều trong lối nói của phụ nữ khi mắng con hay nhắc nhở người ngang tuổi hoặc bề dưới của mình. Ví dụ, khi con cái làm sai, khiến cha mẹ lo lắng, người mẹ có thể mắng:

我我我我我我我我我. (cái đồ con chết tiệt, làm cho tao sợ đến hết hồn)

Sự thay đổi cách xưng hô của người mẹ đối với con trai mình như trên thể hiện thái độ giận giữ và lời trách mắng nghiêm khắc. Rõ ràng, trong những tình huống giao tiếp cụ thể, cùng với những diễn biến tình cảm phức tạp của đối tượng tham gia giao tiếp, từ xưng hô dùng trong từng ngữ cảnh đó có sự thay đổi. Điều đó là tất yếu và hết sức cần thiết, bởi chính sự thay đổi đó chứa đựng một giá trị biểu cảm đặc biệt, nhằm góp phần chuyển tải thông tin và dấu hiệu bất thường. Người mẹ trong ví dụ trên chuyển đổi cách xưng hô như vậy là hợp lí, đứa con khi nghe cách xưng hô ấy đã đồng thời tiếp nhận luôn một thông điệp “ mẹ rất không bằng lòng vì con”.

Như vậy, cách xưng hô giữa cha mẹ còn trẻ tuổi với các con còn nhỏ cũng rất đa dạng, thể hiện được những sắc thái tình cảm khác nhau. Từ ngữ được sử dụng bao gồm cả từ đơn và dạng tổ hợp. Trong đó, danh từ thân tộc chuyển làm từ xưng hô lâm thời được dử dụng nhiều hơn.

Khi cha mẹ cao tuổi và con cái đã trưởng thành: Nhìn chung, giữa cha mẹ và con cái độ tuổi này vẫn sử dụng những danh từ chỉ quan hệ thân tộc hoặc các tổ hợp dùng để xưng hô như khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, 我我 bảo

bối ( cục cưng) và tên đơn dạng lặp không còn hoặc rất ít xuất hiện trong trường hợp cha mẹ hô gọi con cái. Đồng thời, có thể xuất hiện thêm một số cách xưg hô khác, chẳng hạn như tên cháu + 我我/我我, dùng cho bố mẹ hô gọi con khi người con đã có gia đình và đã sinh con. Ví dụ: 我我我我 (bố cái Lan).

Danh từ thân tộc chuyển sang xưng hô lâm thời vẫn còn ưu thế trong việc bộc lộ tình cảm, khắc sâu ý thức về tình cốt nhục giữa cha mẹ và con cái. Trong đó, 我/ 我 có thể dùng cho cha/mẹ tự xưng, cũng có thể dùng cho con cái hô gọi cha/mẹ. Ngoài ra, các dạng tổ hợp từ ngữ dùng để xưng hô cũng được sử dụng trong quan hệ giao tiếp này. Ví dụ:

我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我

(mẹ ơi, đi tìm bố con, để bố con về, con cùng đi với mẹ nhé.)

- 我我我我我我我我我我我我我我我我我我我我... ...

(Nghệ Na, bố con làm cho mẹ đau lòng lắm, bố mẹ không thể làm lành được ... ...)

(Chào tiểu thư, phim truyền hình Trung Quốc)

Trong ví dụ này, người mẹ tự xưng là 我我 để khơi dậy tình cảm mẹ con, đồng thời cũng khắc sâu ý thức, tình cảm, nghĩa vụ làm mẹ của mình với con gái yêu.

Mặc dù từ 我我我 được sử dụng để xưng hô, nhưng với ngôi thứ hai dùng cho con cái hô gọi cha mẹ thì thường xuyên có sự hỗ trợ của đại từ chỉ ngôi. Có thể thấy rằng, sự can thiệp của đại từ nhân xưng trong tiếng Trung là rất phổ biến ngay trong xưng hô giữa cha mẹ và con cái.

Tương tự như trong tiếng Việt, tiếng Trung cũng có cách sử dụng danh từ biểu thị quan hệ thân tộc làm xưng hô trong phạm vi gia đình, mang tác dụng biểu đạt sắc thái tình cảm rõ nét. Ví dụ, một người con gái khi viết thư cho bố mình:

“我我我我我

我我我我我我我我我我我我我 ... ... 我我我我我我我我”

(Bố yêu quý: Bố hãy tha thứ cho con gái của bố không thể bỏ lỡ việc học hành...Bố hiểu cho con gái của bố nhé.)

(Giáo trình nghe và nói)

Là một danh từ chỉ quan hệ thân tộc, khi được sử dụng để xưng hô, 我 我 mang sắc thái biểu cảm và sức thuyết phục cao hơn hẳn so với 我. Trong

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w