Điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Trung về từ xưng hô trong gia đình

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 62 - 67)

trong gia đình

Về phương diện kết cấu, phương thức kết cấu từ xưng hô gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều điểm khác nhau. Tiếng Việt có nhiều từ xưng hô trong gia đình không mang ý nghĩa phân biệt giới tính, thân sơ, nội ngoại. Bên cạnh đó, từ mang kết cấu chính phụ tương đối ít, thường chỉ được dùng trong trường hợp tha xưng hay cần giải thích rõ quan hệ. Các từ xưng hô mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ không thể kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các từ tố chỉ giới tính. Khi kết cấu nên từ xưng hô, từ xưng hô nam và xưng hô nữ được hình thành độc lập, không phụ thuộc nhau, xưng hô nội và ngoại, thân và sơ cũng độc lập và không phụ thuộc nhau. Nhờ đó mà có sự cân bằng, đối xứng giữa các từ xưng hô nam nữ, nội ngoại, thân sơ. Điều này cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến nhưng người Việt vẫn có lối tư duy tương đối rõ ràng và công bằng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt tuy có những từ có phân biệt về nội ngoại và giới tính nhưng sự phân biệt đó chủ yếu với thế hệ trên “Tôi”, còn các thế hệ sau “Tôi” thì không có sự phân biệt rạch ròi. Điều đó chứng tỏ, trong quan hệ giao tiếp gia đình, người Việt trọng trên hơn dưới, hay chính là truyền thống “kính trên nhường dưới” vô cùng cao đẹp.

Trong tiếng Trung, từ xưng hô gia đình phần lớn có kết cấu chính phụ, và bản thân các từ xưng hô thường đã mang ý nghĩa chỉ giới tính, nội ngoại. Khi kết cấu từ xưng hô, thường xuất phát từ từ xưng hô gốc chỉ nam giới và bên nội rồi phát triển thành từ xưng hô nữ giới, bên ngoại. Chính vì vậy mà các từ xưng hô nữ giới và bên ngoại thường có dấu hiệu nhận biết ngay từ hình thức của từ xưng hô: từ xưng hô nữ giới thường có bộ “nữ”, xưng hô bên ngoại thường có từ tố “ngoại”, trong khi xưng hô nam giới và bên nội lại không cần. Các từ xưng hô vốn mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, tông tộc vẫn có thể kết hợp được với nhau. Điều này thể

hiện phương thức kết cấu thiếu mạch lạc, tạo ra sự mất cân đối giữa xưng hô nam nữ, nội ngoại, thân sơ, đồng thời thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng bên nội và khinh thường bên ngoại của người Trung Quốc. Lễ giáo phong kiến với những chuẩn mực về tôn ti trật tự và quan niệm trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến nếp sống, văn hóa của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến (với bề dày hơn 2300 năm) ở Trung Quốc vẫn sâu sắc hơn nhiều so với ở Việt Nam (đất nước trải qua 1000 năm chế độ phong kiến).

Về cách lựa chọn từ xưng hô, trong tiếng Trung, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất 我 và ngôi thứ hai 我được sử dụng hết sức rộng rãi, xuất hiện trong hầu hất các câu giao tiếp. Mặc dù có biến thể 我và hàng loạt các cách xưng hô khác, 我vẫn có thể thay thế được hầu hết các cách xưng hô ngôi thứ 2 và 我có thể dùng để tự xưng trong hầu hết các tình huống giao tiếp. Điều này có nghĩa là, tùy từng tình huống huống giao tiếp cụ thể mà我và我

sẽ biểu hiện những sắc thái tình cảm khác nhau, khi thì trung tính, khi thì tôn kính, lịch sự, có khi lại thể hiện sự bất hòa, thái độ thiếu tôn trọng. Ngược lại, trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng đích thực ít khi được sử dụng, nhất là trong môi trường giao tiếp gia đình, danh từ chỉ thân tộc vẫn được sử dụng nhất quán trong suốt cuộc hội thoại. Trường hợp xưng hô với người ngang hàng hoặc bậc dưới mới có thể dùng đại từ nhân xưng đích thực chứ không thể dùng khi xưng hô với người trên bậc, và thường thì nó mang sắc thái trung tính hoặc suồng sã, thiếu tôn trọng.

Tiếng Trung có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là 我 và ngôi thứ hai我

không phân biệt giới tính và được sử dụng nhiều trong xưng hô gia đình, thể hiện nhiều sắc thái biểu cảm trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Còn trong tiếng Việt thì có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” mang sắc thái trung tính và dùng dùng được cho cả nam lẫn nữ, tuy nhiên, trong một

số trường hợp, đại từ xưng hô “tôi” cũng mang sắc thái biểu cảm đặc biệt. Nhìn chung trong tiếng Việt, “tôi” ít được sử dụng để xưng hô trong gia đình, chủ yếu là được dùng để xưng hô giữa những cặp vợ chồng trung niên, còn trong các mối quan hệ khác như cha – con, anh – em... thì hầu như không dùng “tôi” để xưng hô trong các tình huống giao tiếp bình thường.

Việc sử dụng tên để xưng hô trong gia đình cũng có sự khác biệt: Trong tiếng Việt, khi dùng tên để xưng hô, không có hiện tượng lặp lại tên đơn giống như trong tiếng Trung. Còn khi xưng hô giữa vợ chồng, với tiếng Việt, vợ/chồng có thể dùng tên kết hợp với danh từ chỉ thân tộc là “anh” hoặc “em” để hô gọi đối phương mà vẫn thể hiện được sắc thái tình cảm yêu thương, âu yếm, Nhưng trong tiếng Trung, chỉ có thể dùng tên hoặc họ/họ và tên để gọi vợ hoặc chồng chứ không kết hợp với danh từ thân tộc giống trong tiếng Việt. Nếu dùng tên tên để hô gọi thì sắc thái tình càm lúc này là trung tính, còn nếu dùng họ hoặc cả họ và tên thì lại thể hiện sự mâu thuẫn, xa cách.

Xưng hô giữa vợ và chồng ở độ tuổi thanh niên và trung niên trong tiếng Việt có xu hướng huyết thống hóa, vợ xưng em gọi chồng là anh, chồng xưng anh gọi vợ là em.Tong tiếng Trung không có hiện tượng này đối với xưng hô giữa vợ chồng.

Trong tiếng Trung, danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong gia đình thường tồn tại song song một dạng dùng để xưng hô trực tiếp và một dạng dùng để xưng hô gián tiếp mang sắc thái ngôn ngữ sách vở. Các danh từ chỉ quan hệ thân tộc chuyển sang xưng hô chủ yếu dùng cho thế hệ trên “Tôi”, còn thế hệ dưới tôi chủ yếu dùng tên gọi. Trong tiếng Việt, đối với thế hệ dưới “Tôi”, ngoài cách xưng hô bằng tên gọi, còn có thể xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc. Trong đó, “em”, “con” và “cháu” được sử dụng rộng rãi với cả trường hợp tự xưng và hô gọi. “Cháu” bao gồm cả nội ngoại, trực hệ, bàng hệ, thậm chí thế hệ sau cháu như chắt, chút (nếu có) cũng thường được nâng bậc lên cháu hoặc “cháu” có thể nâng bậc lên

“con” với ý nghĩa rút ngắn khoảng cách thế hệ để gần gũi, thân thiết nhau hơn.

Từ xưng hô trong gia đình của tiếng Trung có số lượng lớn tồn tại dưới dạng lặp gồm hai âm tiết, khi xưng hô trực tiếp có thể lược bớt một âm tiết. Trong tiếng Việt không có dạng lặp này.

Trong tiếng Trung, 我 phụ và 我 mẫu xét về mặt cấu tạo thì đều dựa trên nguyên tắc hội ý. Phụ với ý nghĩa là sự uy nghiêm của người cha đối với việc dạy bảo con cái, mẫu thì mang ý nghĩa là công sinh thành, dưỡng dục. Cha mẹ có vai trò to lớn, thiết thực đối với sự tồn tại của “Tôi”, đạo làm con phải khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Phụ, mẫu thường được sử dụng trong văn viết hoặc dùng để xưng hô gián tiếp với sắc thái trang trọng, thành kính. Phụ,mẫu thường xuất hiện trong từ ghép chỉ quan hệ thân tộc trên “Tôi” với vai trò là từ tố cấu tạo từ, có chức năng phân biệt giới tính nhưng lại không phân biệt nội ngoại, xa gần: 我我

tổ phụ, 我我 tổ mẫu, 我我 bá phụ, 我我 bá mẫu... Trong tiếng Việt, từ “bố”,

“mẹ” có thể dùng để xưng hô trực tiếp hoặc gián tiếp đều được, tuy nhiên hai từ này không được dùng làm từ tố cấu tạo nên từ ghép, trừ một vài trường hợp như “mẹ chông”, “bố chồng”, “mẹ vợ”, “bố vợ”... Các trường hợp này chỉ sử dụng khi hô gọi gián tiếp hoặc cần thiết phải giải thích, phân biệt quan hệ với người tham gia giao tiếp.

Các danh từ chỉ quan hệ thân tộc phi huyết thống như vợ, chồng, dâu, rể thường không được dùng để xưng hô trực tiếp. Còn trong tiếng Trung, các danh từ thân tộc chỉ quan hệ này như 我我 anh rể, 我我 em rể, 我我chị dâu... vẫn được dùng để xưng hô trực tiếp.

Đối với quan hệ họ hàng, trong tiếng Trung có sự phân biệt nội ngoại rõ ràng. Các từ tố 我 đường và 我 biểu được coi là từ tố cấu tạo nên từ ghép chỉ quan hệ anh chị em họ hàng đàng nội và anh chị em họ hàng đằng

ngoại. Các danh từ như 我我 biểu ca, 我我 biểu thư, 我我 biểu muội, 我我

đường huynh, 我我 đường đệ, 我我 đường muội... có thể dùng để xưng hô

trực tiếp, cũng có thể lược bỏ các yếu tố biểu thị nội, ngoại như. Trong tiếng Việt, với các danh từ chỉ anh chị em họ hàng nội ngoại khi dùng để xưng hô không kèm theo các từ tố “nội”, “ngoại” mà chỉ dùng “anh”, “chị”, “em” nhằm tạo sự thân mật, không có khoảng cách nội ngoại, thân sơ mà như anh em một nhà.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w