Kiến nghị và đề xuất trong dịch thuật

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 69 - 72)

Giao tiếp trong môi trường gia đình và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống gia đình

Do những hạn chế về nội dung của đề tài nên ở đây chúng tôi xin chỉ bàn về một khía cạnh của giao tiếp là cách lựa chọn từ xưng hô và giới hạn trong phạm vi môi trường giao tiếp gia đình.

Như đã đề cập ở các phần trên, từ xưng hô trong gia đình của tiếng Việt và tiếng Trung đều rất phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp, thể hiện nhiều ý nghĩa sắc thái biểu cảm khác nhau trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Hơn nữa, tính lịch sự đã trở thành chuẩn mực trong xưng hô, việc lựa chọn từ xưng hô như thế nào và có đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp hay không sẽ quyết định đến chất lượng của một cuộc giao tiếp đồng thời cho thấy văn hóa giao tiếp của người tham gia. Một cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu các chủ thể giao tiếp đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như lịch sự, lễ phép, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh, khéo léo, khiêm nhường…

Xưng hô lịch sự trước hết phải là xưng hô lễ phép, hay còn gọi là “khiêm xưng hô tôn”, thể hiện sự tôn kính, nể trọng đối với người bề trên trong mối quan hệ tương quan với người nói, như khi xưng hô với ông bà, cha mẹ, anh chị. Xưng hô lịch sự còn biểu hiện ở tính đúng mực, là cách xưng hô hợp chuẩn, tuân theo các ước định xã hội và có tính khuôn mẫu. Chẳng hạn mẹ tự xưng là mẹ và gọi con của mình là con; em của bố được gọi là chú; em của mẹ được gọi là cậu và hình thành nên các cặp xưng hô

cậu - cháu, chú - cháu dù rằng cậu và chú có ít tuổi hơn cháu... Vợ và

chồng là người bình quyền nhau, nhưng nếu xưng hô theo kiểu bạn bè, mày - tao, tớ - cậu, hoặc vợ xưng hô với chồng là chị và gọi chồng bằng

em (mặc dù vợ nhiều tuổi hơn) thì bị xem là không đúng mực (vi phạm chuẩn mực của xưng hô).

Trong môi trường giao tiếp gia đình, chất lượng của các cuộc giao tiếp, mà cụ thể hơn chính là cách lựa chọn từ xưng hô khi giao tiếp, có liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình, đặc biệt là trên phương diện tình cảm và giáo dục con cái. Xưng hô giữa vợ chồng với nhau nếu không đảm bảo tính đúng mực, xa cách, thiếu tôn trọng hay thậm chí là mang tính xem thường, mạt sát nhau có thể làm tình cảm vợ chồng rạn nứt, làm tổn thường nhau, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân giữa hai vợ chồng thậm chí gây ra đổ vỡ. Trong giao tiếp với con cái, nếu cha mẹ có cách xưng hô lạnh nhạt hay nặng lời, thiếu tình cảm, thiếu tôn trọng, trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và tình cảm, thái độ của con trẻ dành cho cha mẹ, hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhận thức của trẻ về sau. Ngược lại, nếu con cái có cách xưng hô bất kính, thiếu lễ độ và khiêm nhường chứng tỏ bản thân con cái thiếu tôn trọng và thương yêu dành cho ông bà, cha mẹ, đồng thời tạo ra khoảng cách cũng như cách nhìn nhận không tốt của cha mẹ dành cho con cái, ảnh hưởng đến tâm lí, tình cảm của người làm cha làm mẹ, cũng như sợi dây gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên lỏng lẻo.

Một số cách xưng hô nên và và không nên trong giao tiếp gia đình

Với các lí do đã nêu trên, khi giao tiếp trong môi trường gia đình, phải biết lựa chọn từ xưng hô đúng mực và tình cảm, nhằm duy trì và tăng cường tình cảm, sự thân thiết, hạnh phúc của cả gia đình. Cụ thể, chúng ta nên tránh những cách xưng hô thiếu chuẩn mực, xa cách và thiếu tôn trọng nhau, đặc biệt là trong những lúc gia đình xảy ra mâu thuẫn.

Có người quan niệm rằng, xưng hô thế nào không quan trọng, miễn là sống với nhau tử tế, thủy chung, có trách nhiệm là được. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi các cung bậc tình cảm, thái độ thể hiện rất rõ trong lời nói, cách lựa chọn từ xưng hô. Nếu không biết cách, có thể tạo nên những mất mát, tổn thương trong tình cảm. Tình cảm một khi đã bị ảnh hưởng thì khó mà khôi phục lại được, và sẽ ảnh hưởng đến nhiều phương diện khác của đời sống gia đình.

Nhà tâm lí người Mỹ Dale Carnegie đã từng khuyên: “Muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng phải tôn trọng nhau như khách quý”. Có thể nói rằng, xưng hô giữa vợ chồng có vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ hạnh phúc, những ngôn từ thiếu lịch sự trong cách xưng hô sẽ làm tình yêu phai nhạt. Vì vậy, giữa vợ chồng với nhau, tốt nhất nên có cách xưng hô tôn trọng đồng thời cũng phải ngọt ngào tình cảm như: anh ơi, em ơi, mình ơi

hay 我我我 anh yêu/em yêu, 我我cưng ơi… Hoặc có thể gọi thay con như: bố

nó, mẹ nó, 我我我我, 我我我我… Cùng với sự khéo léo, khiêm nhường, những cách xưng hô như trên có thể thắt chặt tình cảm vợ chồng, tạo nền tảng để duy trì hạnh phúc hôn nhân, gia đình. Vào những thời điểm vợ chồng “cơm không lành, canh chẳng ngọt”, phải tuyệt đối tránh việc sử dụng những cách xưng hô khiếm nhã như mày-tao, ông mày, bà mày hay gọi cả họ tên của vợ/chồng ra như trong tiếng Trung…, bởi nó thể hiện sự thiếu văn hóa trong gia đình, làm tổn thương nhau và rạn nứt tình cảm, thậm chí ảnh hưởng xấu đến nhân cách con cái. Thay vào đó, chỉ cần một tiếng xưng

anh, em , mình ơi hay我我我… ngọt lịm của vợ/chồng có thể làm nguội bớt nóng giận bực tức và xoa dịu mâu thuẫn giữa hai bên.

Tương tự như vậy, trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái cũng nên giữ cách xưng hô thân thiết gần gũi mà vẫn đúng mực. Cha mẹ khi gọi con có thể dùng tên thân mật, biệt danh đáng yêu, dùng tên đơn dạng lặp (tiếng Trung) hay chỉ đơn giản là gọi con 侄侄, cục cưng 侄侄, và tự xưng là bố侄 ,

mẹ 侄 … vừa thể hiện sự nâng niu, yêu thương con cái, vừa tạo cho con cảm giác gắn bó, thân thiết với bố mẹ, tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái, có ảnh hưởng tích cực đến tình cảm cũng như quá trình hình thành nhận thức, nhân cách của con trẻ. Con cái khi xưng hô với bố mẹ thì phải thể hiện được thái độ lễ phép, kính trọng và yêu thương bố mẹ. Hay nhất vẫn là cách xưng con và gọi bố mẹ, trong tiếng Trung thì có thể gọi 爸爸爸 và dùng đại từ nhân xưng 爸 để tự xưng. Trong những trường hợp đặc biệt cần biểu đạt tình cảm ở mức cao hơn hoặc nhằm mục đích thuyết phục, có thể dùng cách xưng hô như con gái của bố, con gái của mẹ,女女 ... Khi con cái và cha mẹ bất hòa, xảy ra mâu thuẫn, hoặc con cái làm sai, nên lựa lời nhẹ nhàng, xưng hô cũng nên đúng mực, bố mẹ đừng nặng lời, dùng những cách xưng hô gây tổn thương đến lòng tự trọng cũng như tình cảm của con cái. Người Việt Nam và người Trung Quốc đều rất coi trọng tôn ti trật tự, coi trọng đức hy sinh của người làm cha, làm mẹ và chữ hiếu, đạo của người làm con, con cái khi xưng hô với cha mẹ, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vượt quá khuôn phép, tuyệt đối phải tránh lối xưng hô vô phép, xúc phạm bố mẹ, vừa để làm tròn bổn phận của đạo làm con vừa thể hiện sự tôn kính đối với cha mẹ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN HÓA TỪ XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w