Hoạt động kiểm tra, giám sát tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi Đà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa đối với Qũy tín dụng nhân dân cơ sở tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Hà Nội.DOC (Trang 31 - 33)

Tại Đài Loan luật bảo hiểm tiền gửi ban hành 9/1/1985 quy định rõ: Nếu CDIC thấy cần thiết và sau khi đã đợc sự đồng ý của cơ quan chức năng( Bộ tài chính) có thể kiểm tra kết quả kinh doanh và tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm, hoặc hớng dẫn tổ chức tham gia bảo hiểm chuẩn bị và nộp trong thời hạn quy định: Bảng cân đối tài sản, báo cáo tài sản và các báo cáo khác;

CDIC dựa trên những phát hiện từ các cuộc kiểm tra hoặc các báo cáo nói trên, sẽ đề xuất những điều chỉnh đối với tổ chức tham gia bảo hiểm trong một thời gian qui định. Nếu trong thời gian đó mà tổ chức tham gia bảo hiểm không tự điều chỉnh thì CDIC sẽ phải báo cáo vấn đề này cho cơ quan chức năng;

Phơng pháp mà CDIC sử dụng trong giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là: giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ;

Trong kiểm tra tại chỗ, CDIC thực hiện cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất . Việc kiểm tra định kỳ cũng đợc thực hiện theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất đợc thực hiện trên cơ sở nhu cầu đặc biệt phát sinh hay chỉ khi có chỉ thị cụ thể của cơ quan cấp trên. Khi kiểm tra một tổ chức tài chính, CDIC còn đa ra các quyết định về hành động cần thực hiện tuỳ thuộc vào mức độ sai phạm. Nếu là sai phạm nhỏ, trởng đoàn kiểm tra có thể yêu cầu cán bộ của tổ chức đợc bảo hiểm điều chỉnh ngay trong thời gian đó. Nếu sai phạm lớn thì cơ quan này sẽ phải đa ra một bản Báo cáo kiểm tra gửi cho tổ chức tham gia bảo hiểm với những khuyến cáo chính thức và cụ thể, đồng thời CDIC còn phải báo cáo việc này cho cơ quan chức năng để có những xử lý kịp thời và phù hợp;

CDIC không những chịu trách nhiệm trớc Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ơng về hoạt động kiểm tra giám sát tất cả các tổ chức tài chính trong cộng đồng mà còn phải chịu trách nhiệm thực hiện các đánh giá tiếp theo. Nội dung của việc đánh giá này bao gồm:

- CDIC theo dõi và xây dựng hồ sơ cho các tổ chức tham gia BHTG bao gồm: các thông tin cơ bản về hoạt động, các sai phạm trong hoạt động và các báo cáo mới hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến các tổ chức tài chính đó;

- CDIC xây dựng hồ sơ về các sai phạm khi kiểm tra và tiếp tục giúp đỡ các tổ chức đợc bảo hiểm ngăn ngừa các sai phạm xảy ra thêm lần nữa;

- CDIC yêu cầu các tổ chức tài chính nộp báo cáo kiểm toán nội bộ và báo cáo tự kiểm toán hàng quý để hiểu về chức năng kiểm toán nội bộ và điều kiện xung quanh việc đánh giá tiếp theo về những sai phạm đã đợc phá hiện trong khi kiểm tra cho các bộ phận kiểm toán, cũng nh cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị cho các cuộc kiểm tra tại chỗ.

- CDIC còn xây dựng các hồ sơ có dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Dựa vào các dấu hiệu này có thể xây dựng đợc các hồ sơ xử lý đánh giá tiếp theo, các hồ này đợc hình thành nhằm hỗ trợ cán bộ kiểm tra trong việc tìm hiểu các tổ chức tài chính của họ. Hơn nữa, các hồ sơ này còn là một trong những tài liệu tham khảo của các cuộc kiểm tra đặc biệt nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các tổ chức đợc bảo hiểm.

Thực tế công tác giám sát, thanh tra của tổ chức BHTG một số quốc gia đã nêu trên, là những kinh nghiệm quý báu giúp cho BHTGVN có những phơng pháp và hành động phù hợp trong quá trình kiểm tra, giám sát của mình nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

Chơng2 . Thực trạng công tác giám sát từ xa đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại chi nhánh bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam khu vực Hà Nội

2.1 Khái quát về giám sát từ xa của Bảo hiểm tiền gửi Chi nhánh khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa đối với Qũy tín dụng nhân dân cơ sở tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Hà Nội.DOC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w