Dân số và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 28 - 30)

I Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình

1.2.Dân số và nguồn nhân lực

1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Thái Bình

1.2.Dân số và nguồn nhân lực

Thái Bình là một tỉnh đông dân, là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất trong cả nước nhưng đại đa số là sống ở nông thôn. Năm 2005, dân số trung bình của Thái Bình là 1.850 ngàn người, chiếm 9,85% so với dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% so với dân số của cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1.196,7 người/km2, gấp 1,32 lần so với đồng bằng sông Hồng và 3,6 lần so với cả nước, bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,02%.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dân số giữa nam và nữ của tỉnh Thái Bình năm 2005

nam nữ

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dân số giữa nông thôn và thành thị của tỉnh Thái Bình năm

2005

dân sốnông thôn

Do dân số Thái Bình vẫn còn tăng ở mức cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nên nguồn lao động của Thái Bình hàng năm cũng được bổ sung và tăng lên khá nhanh (khoảng 19.000 người) từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ, học sinh tốt nghiệp phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, trung học chuyên nghiệp, số học sinh học nghề, cao đẳng, đại học tổt nghiệp về tỉnh làm việc.

Bảng : Số người trong độ tuổi lao động ở Thái Bình qua các năm

Đơn vị : nghìn người

Năm 2000 2002 2005

Số người trong độ tuổi lao

động 1.045 1.073 1.107

Tổng dân số 1.756 1.827 1.85

Năm 2000, tổng số người trong độ tuổi lao động có khoảng 1.045 nghìn người. Thời kỳ 2001- 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 6 – 7 ngàn người, đây là một lực lượng lao động rất lớn. Lao động qua đào tạo ở Thái Bình chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động, lao động chủ yếu vẫn là lao động thủ công, trình độ dân trí của lao động chưa cao.

Bảng : Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động qua các năm

Đơn vị : %

Năm 2000 2004 2005

Lao động đã qua đào tạo 23,5 28 30

Lao động chưa qua đào tạo 86,5 82 70

Tổng 100 100 100

Năm 2005, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm khoảng 94% số người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng 4,73%; lao động ngoài quốc doanh chiếm 95,27%. Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng qua các năm, năm 2005 đạt 30%.

Theo các kết quả điều tra thống kê thì số lao động được giải quyết việc làm bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 22.400 người/năm; tỷ lệ lao động chưa có việc làm đến năm 2005 khoảng 5%.

Như vậy, Thái Bình là một tỉnh đông dân,lượng lao động dồi dào,hàng năm lại được bổ sung thêm một lượng lớn lao động, đây là một thuận lợi nhưng cũng gây nên áp lực rất lớn về giải quyết việc làm. Trình độ của lao động chưa cao nên ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động thủ công.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 28 - 30)