III Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thá
1. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thái Bình
1.1. Kinh tế tư nhân thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho việc mở rộng và
và phát triển
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều thiếu những nguồn lực cơ bản, cần thiết cho việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp : nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin… và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân kinh tế tư nhân không thể có đủ nguồn lực, lại gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp, kể cả các nguồn lực đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc giành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân bị kéo dài đã hạn chế rất lớn sự phát triển của họ.
Vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nó xác định quy mô sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, quyết định tiềm lực, sức mạnh của một doanh nghiệp. Để đầu tư mặt bằng, đầu tư trang bị máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư theo chiều sâu… Doanh nghiệp cần phải có vốn để phát triển, mở rộng sản xuất. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với các doanh nghiệp trong tỉnh, ngay cả với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy mà số doanh nghiệp có vốn thực tế sử dụng dưới 10 tỷ đồng chiếm trên 95% trong số tổng số các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, quy mô vốn còn nhỏ hơn. Kinh tế tư nhân vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại trong tỉnh để làm vốn lưu động với lãi suất còn cao, cùng với đó phải có tài sản thế chấp và chỉ được vay lượng vốn bằng 65- 70% giá trị tài sản thế chấp.
Mặt bằng sản xuất kinh doanh đang là một trở ngại lớn đối với các cơ sở kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp rất cần mặt bằng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh đã quy hoạch 7 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 618,9 ha; nhưng thủ tục thuê đất của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp hay cụm công nghiệp còn qua nhiều đầu mối, mất nhiều thời gian, nếu hoàn tất được thủ tục cũng phải mất từ 2 – 3 tháng, thậm chí còn tới 5 tháng. Hầu hết các hộ kinh tế cá thể phải sử dụng nhà ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xuất kinh doanh gây nên những vấn đề về môi trường và cũng khó khăn mở rộng sản xuất.
Về công nghệ, nhìn tổng thể, máy móc thiết bị và công nghệ của kinh tế tư nhân phần lớn còn lạc hậu, chắp vá, chậm đổi mới. Có khoảng trên 30% doanh nghiệp sử dụng các thiết bị máy móc có tuổi thọ trên 20 năm trở lên, nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhưng sử dụng công nghệ thải loại từ doanh nghiệp Nhà nước. Đối với những hộ kinh tế cá thể, quy mô vốn đầu tư của mỗi hộ vào sản xuất kinh doanh là nhỏ, đổi mới công nghệ đòi hỏi phải
đầu tư lớn về vốn, vì vậy, đổi mới công nghệ là rất khó. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm và doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp ở Thái Bình còn nhiều hạn chế. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ : mây tre đan, chiếu cói; các mặt hàng dệt may, … chủ yếu là xuất khẩu qua các tổng công ty xuất khẩu và các doanh nghiệp ở nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ,thương mại và dịch vụ đều thực hiện trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, các sản phẩm của ngành nông nghiệp là chủ yếu như lương thực, hàng nông sản thực phẩm; việc chế biến để xuất khẩu là rất khó khăn. Chế biến hàng nông, lâm, thủy sản ở Thái Bình vẫn bằng các phương tiện thủ công là chủ yếu, do đó rất khó để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về sản xuất nên khả năng thâm nhập và cạnh tranh về thị trường yếu.
Cái yếu của kinh tế tư nhân ở Thái Bình còn thể hiện rất rõ ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận và với cả nước. Do quy mô nhỏ, yếu, kinh tế tư nhân của tỉnh vừa khó đương đầu với cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa dễ bị tổn thương trước các biến động của thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp ở tỉnh ta mới ra đời sau khi Luật doanh nghiệp 1999 được thi hành nên họ còn rất thiếu kinh nghiệm thương trường, chưa đủ thời gian để trưởng thành, trong khi đã phải đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn và khốc liệt.
Trình độ quản lý của kinh tế tư nhân còn nhiều yếu kém, phần lớn các chủ doanh nghiệp dựa vào kinh nghiệm để quản lý, trình độ chuyên môn đa phần không được đào tạo cơ bản; hiểu biết về chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước còn ít; thiếu kiến thức về pháp luật, kinh tế, thông tin về thị trường, khả năng tiếp thị trong và ngoài nước còn hạn chế…
Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là từ nông nghiệp chuyển sang. Vì vậy mà tay nghề của người lao động còn yếu, phần lớn chưa qua đào tạo. Các doanh nghiệp thường xuyên phải mất nhiều thời gian để đào tạo nghề cho người lao động. Nguồn nhân lực có kỹ thuật đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.