Cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 41 - 44)

II Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thái Bình

2. Cơ cấu của khu vực kinh tế tư nhân

2.2. Cơ cấu ngành nghề

Những năm gần đây cho thấy, đa số các cơ sở kinh tế tư nhân đều tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ (45 – 50%), sau đó đến sản xuất công nghiệp và xây dựng.

Bảng : Số lượng các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong các ngành năm 2008

Ngành Doanh nghiệp

Hộ kinh tế cá thể 1. Nông – lâm – ngư

nghiệp

402 4.017

2. Công nghiệp và xây dựng

748 2.042

3. Dịch vụ và thương mại 964 12.025

Tổng 2.114 18.084

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và thương mại, chiếm 50% số doanh nghiệp và 66,5% số hộ kinh doanh cá thể.

Bảng : Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân phân theo các ngành năm 2008

Đơn vị : %

Ngành Doanh nghiệp Hộ kinh doanh cá thể

1. Nông – lâm – ngư nghiệp 19 22,2 2. Công nghiệp và xây dựng 35,4 11,3 3. Dịch vụ và thương mại 45,6 66,5

Tổng 100 100

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Sản xuất công nghiệp trong tỉnh chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, các ngành thủ công truyền thống. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, năm 1995 toàn tỉnh có 59 làng nghề, xã nghề, đến cuối năm 2005 có 173 làng nghề.

Những ngành nghề của Thái Bình bao gồm : công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp dệt, da, may mặc; công nghiệp sành sứ, thuỷ tinh và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; các ngành nghề thủ công truyền thống : thêu ren, thêu màu, dệt lụa, dệt khăn, chạm bạc, dệt chiếu, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng,…

Trong cơ cấu ngành nghề của khu vực kinh tế tư nhân thì ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, lượng lao động làm việc. Năm 2008, giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của ngành dệt may đạt 2.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,2% cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 199 triệu USD, chiếm 86,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn định hướng xuất khẩu của tỉnh, có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, thu hút nhiều lao động nhất. Số lao động làm việc tập trung tại doanh nghiệp dệt may là 36.233 người, ngoài ra còn trên 40.000 lao động vệ tinh trong làng nghề (thêu, dệt khăn, vải đũi, thảm…). Tính đến hết năm 2008, trong tổng số 2.114 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ngành hàng dệt may.Một số doanh nghiệp thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Thái Bình là một tỉnh với sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp đa dạng và phong phú nên công nghiệp chế biến nông thuỷ sản cũng rất phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2005 đạt 7,2 triệu USD và tốc độ tăng trong giai đoạn 2001 – 2005 là 11,85%.

Bảng : Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Bình qua các năm

Năm 1995 2000 2004 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp 960 1.459 2.763 3.317 Trong đó :

1. Khu vực kinh tế Nhà nước 203,7 419 599 612 2. Khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh

756,3 1.040 2.123 2.651

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình đại đa số hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy và các ngành thủ công truyền thống. Các ngành công nghiệp khác tuy đã có nhưng sản xuất còn nhỏ, chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w