Môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 51 - 53)

III Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thá

1. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thái Bình

1.2. Môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng

Môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tuy đã thuận lợi hơn trước rất nhiều, song cũng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước. Tình trạng này khiến cho môi trường kinh doanh luôn là thách thức nằm ngoài khả năng kiểm soát của các doanh nghiệp.

Việc gia nhập thị trường tuy đã được cải thiện nhiều do Luật doanh nghiệp nhưng vẫn còn đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời gian, do vậy vẫn còn khó khăn cho nhiều người khi muốn thành lập thêm doanh nghiệp mới. Hiện nay, ngoài khâu đăng ký kinh doanh là nhanh chóng và ít tốn kém nhất, các doanh nghiệp mới ra đời còn phải qua 3 khâu (khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn) trước khi bắt đầu hoạt động với thời gian từ 50 – 60 ngày, va chi phí khoảng 3 – 5 triệu đồng (tương đương gần 50% thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm ở tỉnh).

Kinh tế tư nhân trong quá trình hoạt động còn gặp những rào cản lớn về pháp lý và hành chính; hệ thống luật pháp và chính sách của nước ta còn thiếu nhất quán, thiếu ổn định, khó tiên liệu. Một số chính sách trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều vấn đề phải xem xét, bổ sung sửa đổi.

Hiện nay ,mặc dù luật doanh nghiệp 2005 đã đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng kinh doanh trên một sân chơi bình đẳng, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, nhưng trong thực tế, kinh tế tư nhân vẫn còn lép vế so với các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận được với các nguồn lực cần thiết và họ phải bỏ ra chi phí cao để có thể tiếp cận được với các nguồn lực đó. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại được tiếp cận dễ dàng hơn, với những điều kiện ưu đãi và chi phí thấp hơn rất nhiều. Thực tế này gây bất bình đẳng lớn cho các doanh nghiệp tư nhân, làm cho họ mất đi nhiều cơ hội thị trường, tăng rủi ro và làm giảm khả năng đầu tư của họ.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đối với kinh tế tư nhân; do vậy chưa thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, còn có những cản trở trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân. Việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng còn chồng chéo khiến cho hoạt động của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Môi trường kinh doanh còn là thách thức lớn đối với kinh tế tư nhân của tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập với thế giới. Thái Bình với xuất phát từ nền kinh tế thuần nông, kinh tế tư nhân chỉ mới phát triển nên khả năng cạnh tranh yếu hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế quốc tế luôn chứa đựng nhiều điều kiện không thuận lợi cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như nước ta. Các rào cản thuế và phi thuế, các hàng rào kỹ thuật… gây trở ngại khó khăn cho xuất khẩu. Trong điều kiện như vậy, sự hạn chế của kinh tế tư nhân trong tỉnh do thiếu thông tin, hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng, phương tiện trong kinh doanh quốc tế càng đẩy các doanh nghiệp của tỉnh vào thế khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w