III Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thá
1. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhâ nở tỉnh Thái Bình
1.3. Kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật, chính sách của
sách của Nhà nước
Việc chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước ở nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa được thực hiện tốt. Các doanh nghiệp luôn chấp hành không tốt các vấn đề về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc cho người lao động…
Hiểu biết về pháp luật của đại đa số chủ doanh nghiệp còn ít, thậm chí một số không nhỏ trong họ chưa quan tâm nghiên cứu pháp luật, hoặc chưa có ý thức thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp luật mà chủ yếu chú ý tới kinh doanh có lợi nhuận bằng “mọi giá”.
Nhiều doanh nghiệp không báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Luật doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp không báo cáo tài chính với cơ quan đăng ký kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp thành lập xong sau một thời gian dài mới đăng ký mã số thuế.
Một số doanh nghiệp thay đổi trụ sở giao dịch, mở thêm chi nhánh trong tỉnh không báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh - điều này khó khăn cho việc quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra một số doanh nghiệp ngừng hoạt động hàng năm, hoặc kinh doanh thua lỗ cũng không làm thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật. Hiện tượng trốn thuế, kê khai không đúng vẫn còn rất phổ biến trong các doanh nghiệp.
Có những doanh nghiệp thành lập mà không hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp ma), doanh nghiệp đăng ký thành lập chỉ nhằm mục đích mua hoá đơn giá trị gia tăng hay nhằm các mục đích khác. Đã có không ít doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của quản lý Nhà nước cố tình làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật.
Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tích luỹ của nền kinh tế ở mức thấp nên phát triển kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu nên lao động ở tỉnh phần lớn là lao động chưa qua đào tạo nghề, trình độ tay nghề, kỹ thuật còn thấp nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc phải đào tạo nghề cho người lao động.
Kinh tế tư nhân mới phát triển, chưa thực sự vững vàng và đủ sức mạnh để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt lại gặp những khó khăn vướng mắc về pháp lý và tâm lý xã hội hoạt động của kinh tế tư nhân chưa đạt được hiệu quả cao.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm cải cách, nhiều đầu mối làm mất nhiều thời gian và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Một số văn bản cần thiết hướng dẫn thi hành Luật của các Bộ ,ngành, Trung ương vẫn chưa được ban hành kịp thời gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế tư nhân.
Việc phổ biến và tổ chức thực hiện pháp luật về sản xuất và kinh doanh của các cấp Đảng uỷ và chính quyền địa phương chưa đựơc quan tâm đúng mức.
Như vậy, kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình tuy đã có sự phát triển nhưng vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết chung của loại hình kinh tế tư nhân. Bên cạnh những lý do khách quan còn những lý do chủ quan. Kinh tế tư nhân không chỉ có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn là lực lượng kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, đường lối, chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Nhà nước và tỉnh là yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cần có quan điểm, đường lối, chính sách phù hợp, đúng đắn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Chương 3 : Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời