Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến các thủ tục hành chính của Nhà nước có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 69 - 72)

I Định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình

3.Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến các thủ tục hành chính của Nhà nước có

của Nhà nước có liên quan đến kinh tế tư nhân

Xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân để nắm cho được tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các Sở, ngành quản lý theo chuyên ngành, giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối để

phối hợp theo dõi, tổng hợp tình hình, phát hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn và chủ động uốn nắn những sai phạm của kinh tế tư nhân.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính : Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, khắc phục cho được tình trạng bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực,xác định cải cách hành chính, thể chế hành chính là nội dung quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm việc với dân và doanh nghiệp, chấn chỉnh việc thi tuyển công chức, viên chức, đặc biệt là ở cấp tỉnh, cấp huyện; thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức, viên chức, từng bước sắp xếp lại hệ thống đào tạo, giáo dục để có được một đội ngũ công chức, viên chức có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý Nhà nước hiện nay cũng như thực hiện chế độ cải cách tiền lương, để công chức, viên chức yên tâm công tác. Xử lý nghiêm minh, bình đẳng, công bằng mọi vi phạm của các công chức, viên chức. Thực hiện sớm cải cách hành chính theo mô hình “ một cửa, một dấu” ở những công việc liên quan đến doanh nghiệp trong lĩnh vực : đầu tư, đất đai, xây dựng thuộc các Sở, ngành : Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Địa chính, Khoa học – công nghệ và môi trường và các Sở chuyên ngành khác.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng bộ máy, tiến tới thành lập mới một cơ quan hoặc một tổ chức của Chính phủ để chịu trách nhiệm chính trong việc trợ giúp Chính phủ đề ra chính sách phát triển kinh tế tư nhân và phối hợp thực hiện chính sách giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là hoạch định các chính sách và đề ra chiến lược, để tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập, phát triển và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước, giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực hiện chính sách pháp luật; phân công cho một cơ quan chuyên trách thực hiện những

trách nhiệm và chức năng tương tự ở cấp tỉnh và địa phương bao gồm các trách nhiệm truyền đạt và phối hợp với cơ quan hoặc tổ chức phát triển kinh tế tư nhân hiện có hoặc mới được thành lập, được phân công ở cấp Trung ương.

Thành lập cơ sở dữ liệu, tập trung thông tin về các doanh nghiệp, công ty đã đăng ký kinh doanh : Tập trung tất cả các thông tin về các doanh nghiệp và công ty đã đăng ký thành lập vào một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất và hình thành cơ chế cung cấp những thông tin này một cách dễ dàng và nhanh chóng cho công chúng cũng như cho các cơ quan Nhà nước. Điều này cho phép các cơ quan Nhà nước có được những thông tin cơ bản về mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường và hình thức pháp lý của các doanh nghiệp, cung cấp công khai những thông tin đó sẽ làm tăng sự minh bạch của các doanh nghiệp và ngăn ngừa tình trạng lừa đảo.

Quan tâm đầu tư môi trường văn hoá – xã hội : Tiếp tục củng cố an ninh trật tự từ cơ sở để các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân để nhân dân hiểu rõ. Tỉnh tạo mọi điều kiện để người dân và doanh nghiệp được hưởng các chính sách văn hoá – xã hội như các tỉnh, vùng khác.

Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới :

- Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận ngoại tệ. Ngoại tệ là huyết mạch của hoạt động ngoại thương và đầu tư trong phạm vi mà máy móc, thiết bị, linh kiện sản xuất, công nghệ, phụ tùng và các sản phẩm trung gian khác phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhà nước cần có những chính sách cần thiết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với ngoại tệ để tham gia hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các giao dịch chuyển giao công nghệ. Nhà nước duy trì việc kiểm soát ngoại tệ nhưng cho

phép các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường không chính thức để huy động ngoại tệ trong khu vực tư nhân vào mục đích sản xuất. Nhà nước cần thay đổi chính sách quản lý ngoại tệ đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tiền tệ và hoạt động đầu tư trong nước.

- Hoàn thiện môi trường, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Kinh tế tư nhân với những hạn chế của mình, khó có thể tự mình cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu thiếu những hỗ trợ tích cực của Nhà nước, nhất là về thông tin và hỗ trợ xuất khẩu, đổi mới thiết bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình.doc (Trang 69 - 72)