2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định hàng TMCP Gia Định
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Gia Định hàng TMCP Gia Định
2.1.1.1.Quá trình hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định (dưới đây được gọi là Gia Định Ngân hàng) được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 0025/NH- GP ngày 22/08/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp, giấy phép số 576/GP-UB ngày 08/10/1992 do Ủy Ban Nhân Dân Tp HCM cấp.
* Các sự kiện khác
- Tháng 5/1994 : Tại Gia Định Ngân hàng xảy ra vụ án “ Thái Kim Liêng và đồng bọn”, một số nhân vật chủ chốt trong HĐQT, Ban TGĐ cũ bị khởi tố và bắt giam do vi phạm pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, đẩy Gia Định Ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản với tổn thất tài chính trên 63 tỷ đồng cùng nhiều khó khăn lớn khác phải đối mặt như Vốn điều lệ chỉ có 20,104 tỷ đồng nhưng vốn khống đã là 19,644 tỷ đồng, số vốn còn lại cũng không còn do tổn thất quá lớn, dư nợ tín dụng khống chiếm trên 95%, quỹ tiền mặt không còn, các trụ sở hoạt động đều đi thuê, áp lực rút tiền ồ ạt của dân, nhân viên xin nghỉ việc …
- Tháng 8/1994 : Ban Lãnh đạo mới ( là các cán bộ có chuyên môn cao được điều động từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM ) chính thức tiếp quản Gia Định Ngân hàng với nhiệm vụ hết sức nặng nề là vừa phải giải quyết hậu quả của vụ án để lại, vừa phải đảm bảo ổn định và phát triển hoạt động Ngân hàng.
- Năm 1994 - 2004 : Thời kỳ 10 năm kiện toàn củng cố hoạt động
Được sự chỉ đạo kịp thời của Thành Ủy, UBND TP.HCM và Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng một số biện pháp tình thế, trong đó có khoản vay đặc biệt của NHNN 26 tỷ đồng cùng sự hỗ trợ của 16 Ngân hàng thương mại góp vốn cổ phần 25,5 tỷ đồng và sự nỗ lực hết mình của tập thể Ban Lãnh đạo mới, CBNV đã từng bước đưa Gia Định Ngân hàng vượt qua được khó khăn, ổn định hoạt động cho tới ngày hôm nay.
- Năm 2005 : Năm bản lề, với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự trưởng thành của Gia Định Ngân hàng: vốn điều lệ khơng được xóa, vốn điều lệ hiện hữu cao hơn mức vốn pháp định theo qui định của Nhà nước.
- Năm 2006 : Bắt đầu phát triển
Tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng, xóa toàn bộ mất cân đối và lần đầu tiên Gia Định Ngân hàng chia cổ tức 7%, khánh thành trụ sở chính tại 135 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
- Năm 2007-2008 : Phát triển có định hướng
Ký kết Thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam ( Vietcombank ), đối tác chiến lược duy nhất của Gia Định Ngân hàng, cùng những cam kết hỗ trợ toàn diện nhằm đưa Gia Định Ngân hàng trở thành ngân hàng thương mại có khả năng cạnh tranh cao tại Việt Nam. Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính cho Gia Định Ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động từ Bắc vào Nam.
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Gia Định
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; vay vốn các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; huy động các loại vốn từ
nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, dịch vụ cầm đồ, hoạt động bao thanh toán.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Gia Định
Ngân hàng TMCP Gia Định được thành lập để kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp, đa năng của Ngân hàng thương mại.
- Chức năng trung gian tín dụng.
Ngân hàng TMCP Gia Định hoạt động như một trung gian tài chính với khả năng thu hút mọi khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của người tiết kiệm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đi vay. Nhờ chuyên môn hoá, Ngân hàng TMCP Gia Định có thể giảm được chi phí giao dịch, giảm được mức độ rủi ro... xuống mức thấp, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng hiệu quả của đồng vốn lưu thông trên thị trường.
- Chức năng thủ quỹ của các doanh nghiệp.
Đại bộ phận các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, các cá nhân được chuyển giao cho Ngân hàng thực hiện. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí giao dịch, tạo cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đồng thời kiểm soát được lượng tiền cần cung ứng trên thị trường.
Qua thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, Ngân hàng TMCP Gia Định đã trở thành người thủ quỹ của các doanh nghiệp. Các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng mà không cần trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt nữa. Doanh nghiệp, cá nhân thông qua Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả, đồng thời uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu nhận các khoản tiền.
- Chức năng tạo tiền.
Tạo tiền là chức năng quan trọng của Ngân hàng Thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Gia Định nói riêng, chức năng này được thực
hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng trong mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.
Cung tiền cần được đảm bảo bình thường cho lưu thông, nếu cung tiền tăng quá nhanh sẽ gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Mục đích của chính sách tiền tệ là thông qua các Ngân hàng thương mại, đưa ra khối lượng tiền cung ứng phù hợp với chính sách ổn định giá cả, thực hiện sự tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm.
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban trong Ngân hàng TMCP Gia Định
Ngân hàng TMCP Gia Định hoạt động theo đúng pháp luật nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt nam, điều lệ và nghị quyết của Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Gia Định là cơ quan quyết định cao nhất bao gồm: Đại hội cổ đông đầu tiên, Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất thường. Đại hội cổ đông đầu tiên bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Ban điều hành. Trong Ban điều hành có 1 Tổng Giám đốc và 5 Phó Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Ban điều hành là các phòng ban.
Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban Tổng giám đốc Phòng Tín dụng
Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Kinh doanh Đầu tư Phòng Nghiên cứu - Phát triển Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Kế toán
Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Ngân quỹ
Phòng Vi tính
Văn phòng Ban Tổng Giám đốc Phòng Nhân sự và Đào tạo Phòng Hành chính
Trung tâm thẻ thanh toán
Chi nhánh cấp I - chi nhánh cấp II Phòng Giao dịch và điểm Giao dịch Công ty trực thuộc