Một số biện pháp tránh lừa đảo trong phương thức thanh toán tín

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Gia Định.DOC (Trang 80 - 82)

tập huấn như vậy có thể do phía Ngân hàng và khách hàng cùng chịu. Nếu thu được lợi ích thiết thực từ những hoạt động này, các đơn vị kinh tế sẽ không ngần ngại gì mà không tham gia tích cực.

Với sự tư vấn của Ngân hàng, khách hàng có thể biết rõ những Ngân hàng nước ngoài nào thực sự tin cậy, với mỗi mặt hàng, trường hợp cụ thể thì nên lựa chọn loại thư tín dụng nào cho phù hợp, hình thức đòi tiền bằng điện hay bằng thư, việc lựa chọn các điều khoản trong thư tín dụng như thế nào để không bị phía đối tác gây khó khăn và lợi dụng chiếm dụng vốn trong quá trình thanh toán... Một khi khách hàng nắm vững những điểm này thì khi tham gia vào quá trình thanh toán sẽ không bị bỡ ngỡ và thiệt thòi, Ngân hàng cũng không mất nhiều công sức hướng dẫn, điều này làm cho việc thanh toán của khách hàng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Những hoạt động này sẽ góp phần tạo nên mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với khách hàng không chỉ trong quan hệ thanh toán mà còn trong các dịch vụ khác như tín dụng, bảo lãnh...

3.2.7 Một số biện pháp tránh lừa đảo trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dụng chứng từ

Cán bộ Ngân hàng, cán bộ xuất nhập khẩu, cán bộ vận tải, bảo hiểm, trọng tài, giám định... những ai đã từng tiếp xúc với công tác thanh toán tín dụng chứng từ đều biết: Bản quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, viết tắt là UCP 600. Trong thực tế, các bên liên quan đều thừa nhận UCP 600 là chuẩn mực để thực thi quyền lợi và nghĩa vụ của mình. UCP 600 có nhiều tiện dụng và ưu điểm, tuy nhiên, nó vẫn còn có một số vấn đề tồn tại chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Đó là những hành vi lừa đảo trong việc lập bộ chứng từ giả mạo để nhận tiền từ Ngân hàng mà thực tế không giao hàng hoá hoặc hàng hoá không đúng theo những điều khoản đã quy định

trong thư tín dụng. UCP 600 cũng như các bản quy tắc trước đây đều có một số điều khoản quy định cho Ngân hàng được quyền miễn trách nhiệm về việc này. Cụ thể, điều 15 của bản UCP 600 quy định: “ Các Ngân hàng không chịu trách nhiệm về: hình thức, sự hoàn bị, sự chính xác, tính chân thực, sự giả mạo và hiệu lực pháp lý của các chứng từ ... không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, điều kiện chế biến, đóng gói, giao hàng, giá trị hay sự tồn tại của hàng hoá ghi trên chứng từ ...”. Cả Thế giới đều thừa nhận quy định này vì Ngân hàng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế được những lừa đảo này. Sau đây là một vài đề xuất để hạn chế những lừa đảo trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

Trước khi ký hợp đồng thương mại, một việc rất quan trọng là bên mua cần kiểm tra xem xét chọn lọc đối tác của mình (bên bán) thật kỹ, qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể thẩm tra qua Ngân hàng đối tác, qua đại diện Việt nam ở nước ngoài. Các thông tin quan trọng nhất là khả năng tài chính, lịch sử công ty, phong cách đạo đức trong kinh doanh... tuyệt đối không tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, những thông tin của người môi giới hoặc người có chung quyền lợi với bên bán.

Trước lúc cho bên bán rút tiền theo chứng từ, Ngân hàng mở thư tín dụng nên liên hệ chặt chẽ với bên mua (người nhập khẩu) để nắm vững các thông tin xem bên bán giao hàng như thế nào, có điều gì nghi vấn hay không để đối phó kịp thời, tránh mọi hậu quả có thể xảy ra.

Khi mở thư tín dụng cần quy định: ngay khi giao hàng bên bán phải dùng phương tiện nhanh nhất (Telex, fax, điện báo...) để thông báo cho bên mua và Ngân hàng mở thư tín dụng biết số lượng hàng hoá đã giao, tên tầu chở hàng, số vận đơn, tên cảng đi, cảng đến, ngày tàu đi và ngày dự kiến tàu đến, điều kiện bảo hiểm... Khi cần thiết, bên mua và Ngân hàng mở thư tín dụng có thể phối hợp qua trung gian, các cơ quan chức năng hoặc bằng các phương tiện riêng của mình để xác minh lại nội dung của thông báo giao hàng

trên, nếu có hành vi lừa đảo thì người mua và Ngân hàng mở thư tín dụng có thể phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Với những lô hàng nhập khẩu có số lượng lớn, phẩm chất, quy cách kỹ thuật cao, số tiền lớn, thư tín dụng nên quy định việc thanh toán tiền được thực hiện nhiều đợt, cần găm giữ lại một phần tiền sẽ thanh toán theo kết quả tái giám định hàng hoá tại cảng đến hoặc vào cuối kỳ hạn bảo hành.

Thanh toán tiền theo giấy bảo đảm của Ngân hàng: trường hợp cần thiết, thư tín dụng nên quy định khi xuất trình bộ chứng từ để thanh toán tại Ngân hàng trả tiền, người bán phải xuất trình thư bảo lãnh của một Ngân hàng có uy tín được bên mua chấp thuận, thời gian bảo lãnh từ 30 đến 45 ngày kể từ ngày thanh toán. Trong thời gian này, nếu phát hiện bên bán vi phạm hợp đồng, gây tổn thất cho bên mua thì Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn cho bên mua thông qua Ngân hàng của bên mua sau khi nhận được khiếu nại của bên mua có bằng chứng kèm theo.

Những điều trên đây, nhất là điều cuối cùng có thể bị một số người thiếu thiện chí từ bên bán phản ứng, thậm chí găy gắt. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng: UCP 600 chỉ là một tập quán trong thương mại quốc tế, các bên có liên quan có quyền lựa chọn áp dụng, có quyền ghi vào thư tín dụng những điều mà UCP 600 không quy định, miễn là được các bên thỏa thuận và đồng ý.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Gia Định.DOC (Trang 80 - 82)