Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Gia Định.DOC (Trang 86 - 91)

3.3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt nam

Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là một điều kiện quan trọng để các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành tỷ giá cuối cùng. Để hoàn thiện và phát triển thị trường này thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại và các đối tượng có liên quan cần phải thực hiện các công việc sau:

Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán trên thị trường.

Đa dạng hoá các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán trao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forword), mua bán quyền lựa chọn (Option).

Phát triển các dịch vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ gửi tiền qua đêm trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.

Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng:

Ngân hàng Nhà nước: tham gia thị trương với vai trò người kiểm soát, điều tiết thị trường trên cơ sở đó mà thực thi chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.

Các Ngân hàng thương mại (bao gồm cả hội sở chính và các chi nhánh): tham gia với tư cách là người kinh doanh, nhằm mục đích phục vụ cho họ và khách hàng của họ.

Những người môi giới: tham gia với tư cách là người môi giới để hưởng hoa hồng, nhờ những người môi giới mà cung cầu sớm gặp nhau vì bản thân những người môi giới là những người có rất nhiều thông tin và mối quan hệ.

3.3.2.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt nam có vai trò rất quan trọng, một Ngân hàng không thể thiếu được công nghệ thanh toán hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay- khi nền kinh tế trong nước đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế Thế giới.

Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Việt nam đã có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán của mình như trang bị máy vi tính, phát triển các phần mềm ứng dụng, hiện đại hoá thanh toán trong nội bộ, nối mạng thanh toán với hệ thống viễn thông tài chính liên Ngân hàng quốc tế (SWIFT). Tuy nhiên, công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt nam vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá chưa cao, chưa được cập nhật tức thời vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của thời đại.

Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt nam đang là một đòi hỏi cấp bách. Tuy nhiên, hiện đại hoá hệ thống thanh toán của Ngân hàng phụ thuộc vào sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông đồng

thời cần có sự đầu tư rất lớn, vì vậy chỉ riêng ngành Ngân hàng không thể thực hiện được mà cần phải có sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước.

Giai đoạn trước mắt, hệ thống Ngân hàng Việt nam cần phải xây dựng được một trung tâm thanh toán bù trừ, hệ thống chuyển tiền liên Ngân hàng và thanh toán bù trừ tỉnh, thành phố. Hệ thống thanh toán của Ngân hàng thương mại có trung tâm xử lý trung ương và mạng thanh toán xuống các Ngân hàng thương mại cơ sở. Các Ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống thanh toán của mình với quy mô thích hợp để có đủ điều kiện tham gia hệ thống thanh toán bù trừ quốc gia.

Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng phải trên cơ sở tận dụng triệt để những cái mà chúng ta đã có, đồng thời với việc thiết kế hệ thống thanh toán và phần mềm ứng dụng phải tạo ra khả năng linh hoạt để có thể cải tạo, kế thừa và phát triển không gây lãng phí. Để có hệ thống thanh toán hiện đại như ngày nay, các nước đi trước phải tự nghiên cứu và phát triển mất hàng chục năm. Đối với nước ta là nước đi sau thì việc học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự giúp đỡ của các Ngân hàng đi trước là việc làm hết sức cần thiết nhằm nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

3.3.2.3. Nhà nước cho phép tự do hóa buôn bán ngoại tệ, chuyển đổi các đồng tiền

Nhà nước tiến tới phải cho phép tự do hóa buôn bán ngoại tệ, chuyển đổi các đồng tiền không nên thắt chặt như thời gian qua (năm 2008). Nêú Nhà nước thắt chặt, can thiệp sâu vào hoạt động tự do hóa buôn bán ngoại tệ thì càng làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung, đối với kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và trong điều kiện hội nhập thì đồng nghĩa với việc chúng ta chưa tích cực cải cách mạnh theo hướng tuân thủ các quy định của WTO việc trước hết là thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam với các đối tác trong hội nhập khu vực, toàn cầu.

KẾT LUẬN

Việt Nam ngày càng tham gia tích cực, chủ động, có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế quốc tế và thu được nhiều thành công. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phát triển mạnh mẽ . Đóng góp vào thành công này phải kể đến sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua công tác thanh toán quốc tế mà phương thức chủ yếu là tín dụng chứng từ các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Gia Định nói riêng đã củng cố được niềm tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài.

Chuyên đã đi vào phân tích và làm rõ được những vấn đề cơ bản sau đây:

- Chuyên đề đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trên cơ sở lý luận

- Chuyên đề đã phân tích được thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định trong 2 năm trở lại đây.

- Trên cơ sở phân tích hiện trạng thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định , em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định Với chuyên đề thực tập chuyên ngành này, em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, đưa phương thức này thực sự trở thành phương thức thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn tại Ngân hàng TMCP Gia Định. Tuy nhiên, vì đây là một đề tài rộng và phức tạp mà bản thân em trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế còn

có những hạn chế nhất định về thời gian và nhận thức nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo Đỗ Đức Bình cùng toàn thể anh chị cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Gia Định Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên : Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng : Giáo trình kinh tế quốc tế - NXB Lao động xã hội 2005

2. PGS Vũ Hữu Tửu : Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2006.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Thanh toán quốc tế - NXB Thống kê 2008

4. Báo cáo tài chinh của Ngân hàng TMCP Gia Định năm 2007, 2008 5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Gia Định

6. Bản giới thiệu về Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Gia Định

7. Thông tin cổ đông và quản trị ngân hàng 8. website : Giadinhbank.com.vn

9. website: moi.gov.vn 10. website: 24h.com.vn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Gia Định.DOC (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w