Kinh nghiệm đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của các nước

Một phần của tài liệu Đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 27 - 30)

các nước và bài học rút ra cho Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của các nước các nước

* Kinh nghiệm của Pháp

Để tạo điều kiện cho các dịch vụ thanh toán phát triển, Chính Phủ Pháp đã có những quy định rõ ràng về điều kiện thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản trong luật thuế ngày 22/8/1990. Theo đó:

- Trong giao dịch mua bán hàng hoá-dịch vụ, chỉ được thanh toán bằng tiền mặt nếu số tiền giao dịch không quá 5.000 FRF, nếu lớn hơn 5.000 FRF thì phải thanh toán bằng chuyển khoản: Séc, thẻ . . .

- Thanh toán tiền lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng chỉ được trả bằng tiền mặt tối đa 10.000 FRF, nếu lớn hơn 10.000 FRF thì phải chuyển khoản.

Nếu vi phạm các điều quy định trên thì sẽ bị phạt 5% trên tổng số tiền giao dịch.

Với những quy định như trên, chính phủ Pháp đã tạo cho người dân thói quen thanh toán và giao dịch qua ngân hàng.

* Kinh nghiệm của Singapore

Là một nước nằm trong khối Asean nhưng Singapore có một nền kinh tế phát triển vào bậc nhất Châu Á. Hiện nay, Singapore đã trở thành trung tâm dịch vụ mậu dịch và là nước có hệ thống ngân hàng – tài chính rất phát triển .

Để có được một hệ thống ngân hàng hiện đại với danh mục các DVNH đa dạng và phong phú như hiện nay thì Chính phủ Singapore cũng như bản thân các ngân hàng đã có những chiến lược phát triển rất hợp lý. Để nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước, Chính phủ Singapore đã tiến hành tự do hoá lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nuớc (1975). Đây là một quyết định táo bạo của Chính phủ Singapore lúc bấy giờ, nhưng cũng nhờ vậy mà các ngân hàng Singapore đã có được sự linh hoạt cần thiết trong việc huy động vốn và tạo ra được một danh mục các dịch vụ huy động vốn đa dạng. Mặt khác, đến năm 1978 Chính Phủ Singapore cũng đã nới lỏng việc kiểm soát hối đoái. Quyết định này đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào Singapore cũng như các ngân hàng của Singapore phát triển hơn nữa dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Ngoài ra, các ngân hàng của Singapore cũng đã rất chú trọng vào việc đổi mới, nâng cao công nghệ ngân hàng, đặc biệt là những công nghệ tự động hoá. Quá trình đổi mới công nghệ ngân hàng được các ngân hàng của Singapore thực hiện từ rất sớm và đã tạo nên nền tảng cho ngân hàng phát triển các dịch vụ mới đáp ứng được yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường như: Dịch vụ chuyển tiền

nhanh, các loại thẻ . . .Singapore cũng là một nước đi đầu trong việc phát triển các DVNH hiện đại như: E-banking, overseas union bank . .

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Những năm trở lại đây, DVNH của các ngân hàngTrung Quốc phát triển rất mãnh mẽ, trong đó phải kể đến dịch vụ E-banking. Các chuyên gia tài chính trên thế giới cho rằng, E-banking là đầu nối để các ngân hàng nước ngoài tấn công vào thị trường tài chính-ngân hàng của Trung Quốc. Để cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài và củng cố vị trí của mình, các ngân hàng Trung Quốc đã áp dụng chiến lược: ”Xi măng và con chuột”. Chiến lược này được ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc (ICBC) triển khai lần đầu tiên và được chia làm hai phần:

Từ linh hoạt và thông minh như “con chuột”

Để có được sự thông minh, lanh lợi như “con chuột”, trong vòng 2 năm ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến lên gấp hai lần. Đồng thời, tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo lớn về dịch vụ E-banking. Trong các chiến dịch quảng cáo này, ICBC đã cho khách hàng thấy sự tiện dụng của dịch vụ E- bakinh: Tiết kiệm thời gian và chi phí, tính bảo mật thông tin . . .

Ngoài ra, thành công của E-banking một phần là nhờ sự quan tâm từ phía Ban giám đốc. Họ coi đây là một bộ phận quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nên có sự đầu tư rất lớn. Các nhân viên được tuyển dụng vào bộ phận E-banking không chỉ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác: Marketing, kế hoạch . . . và tất cả nhân viên này phải là những người thành thạo nghiệp vụ, nhạy bén, quyết đoán . . trong công viêc.

Đến chắc chắn và an toàn như “xi măng”

Trước sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, các NHTM Trung Quốc nói chung và ICBC nói riêng vẫn có được sự bảo vệ “vô hình” từ văn hoá và truyền thống Trung Quốc. Đa số người dân vẫn tin tưởng vào các ngân hàng nội

địa hơn là các ngân hàng nước ngoài. Do đó, muốn người dân Trung Quốc thay đổi thói quen này thì các ngân hàng nước ngoài cần rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Trung Quốc còn thực hiên biện pháp ”lưu dấu vết” đối với các giao dịch E-banking. Biện pháp này đã giúp cho các ngân hàng Trung Quốc kiểm soát được nội bộ của ngân hàng trong môi trường tự động cao. Những loại giao dịch E-banking sau thường được ICBC cũng như các ngân hàng Trung Quốc khác chú trọng là:

- Mọi hỗ trợ, chuyển đổi hay huỷ bỏ quyền truy cập hệ thống. - Thời điểm mở, thay đổi hoặc đóng tài khoản của khách hàng. - Mọi giao dịch liên quan đến vấn đề tài chính.

Song song biện pháp “lưu dấu vêt”, vấn đề bảo mật thông tin của dịch vụ E-banking cũng đặc biệt được chú ý trong chiến lược “xi măng”. Các thông tin giao dịch của E-banking đều được bảo mật, chỉ có những cá nhân, tổ chức được cung cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập vào dữ liệu.

Kết quả của chiến lược “xi măng và con chuột” của các ngân hàng Trung Quốc đã thu được nhiều thành công: Tạo niềm tin cho khách hàng khi trao đổi thông tin với ngân hàng; Khối lượng giao dịch tăng nhanh . . . Với các kết quả đạt được, các ngân hàng Trung Quốc đã tạo cho mình một nền tảng vững chắc để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và phát triển hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w