Đôi với Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 26 - 36)

Việt nam chủ trương hội nhập sâu kinh tế quốc tế, trong đó phát triển thương mại quốc tế là bộ phận quan trọng, qua đó cho phép hàng Việt Nam xâm nhập thị trưặng thế giới, tăng khả năng cạnh tranh và thu ngoại tệ; đồng thặi nhập khẩu được các hàng hoa trong nước thiếu hoặc sản xuất không có hiệu quả.

Trong tiến trình phát triển các hoạt động thương mại, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức thương mại khu vực và thế giói, đồng thòi tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song phương.

Trong quan hệ vối Hoa Kỳ, Việt Nam đã cố gắng để tiến tói bình thưòng hoa quan hệ, tạo bước quan trọng cho phát triển các quan hệ thương mại khác. Đỉnh cao của các nỗ lực trên là việc có được một Hiệp định thương mại giữa hai nưốc, cùng với đó là các thoa thuận trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư khác.

Những lợi ích mà Việt Nam có thể thu được qua phát triển thương mại với Hoa Kỳ có thể kể ra:

- Việc ký HĐTM Việt Nam và Hoa Kỳ là thêm một bước tiến trên con đưặng chủ động hội nhập của Việt Nam. Một H Đ T M được chuẩn bị và triển khai qua bốn năm đàm phán, cuối cùng được chấp nhận phù hợp thực tế của hai nước, phản ánh lợi ích cân bằng của hai bên, theo tiêu chuẩn, quy tắc luật lệ của WTO, có tính đến điều kiện Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp, còn đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giói, thể hiện sự kiên tri, kiên định của chúng ta về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi. Điều đó thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế.

HĐTM được ký kết, góp phần nâng vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giói, Việt Nam đã có đủ điều kiện để thâm nhập vào một nền kinh tế lớn nhất thế

giới m à hệ thống luật lệ chặt chẽ, cung cách làm ăn nghiêm túc, bài bản. H Đ T M Việt -Hoa Kỳ tạo ra cơ hội lòn để Việt Nam gia nhập WTO vì các nguyên tắc của tổ chức này đã được hai bên lấy làm nền tảng trong quá trình đàm phán.

- Đối với các thành phịn kinh tế ở nước ta, việc ký kết HĐTM Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại, để từng bước hàng hóa Việt Nam tiếp cận một thị trường lớn, đồng thòi cũng đòi hỏi những cố gắng rất lốn trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, học tập một cách làm ăn bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Phát huy cao độ nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài, chúng ta chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế để phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- HĐTM được ký kết cho phép hai nưổc dành quy chế tối huệ quốc cho nhau, m à quan trọng hơn là hàng hoa Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị truồng Hoa Kỳ nhiều hơn, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ vói mức thuế suất chỉ còn trên 3 % trong khi hiện nay phải từ 4 0 % đến 8 0 % .

Theo các chuyên gia của Ngán hàng thế giới thì vói việc ký kết Hiệp định thương mại này, Việt Nam sẽ có khả năng tăng 800 triệu USD k i m ngạch xuất khẩu hàng năm. Bởi khi đó, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường - NTR (trước đây thường gọi là tối huệ quốc - MFN) vói Mỹ. Nhìn chung, trừ một số mặt hàng, đặc biệt là nông thủy sản thô hoặc sơ chế (như cà phê, chè đen, hạt tiêu chưa xay, quế chưa nghiền, cá, tôm, cao su thiên nhiên...) thuế suất khi có NTR hoặc chưa có NTR đều bằng 0%, còn đối vói hịu hết các mặt hàng công nghiệp hoặc nông sản chế biến, thuế suất khi chưa có NTR là quá cao so vối khi đã có NTR, vói mức chênh lệch gấp 2, 3, thậm chí đến 4 lịn. Vói mức thuế này, tất nhiên hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng hóa hịu hết các nước khác trên thị trường Mỹ và chỉ có thể xuất khẩu chủ yếu là nông thủy sản thô hoặc sơ chế.

- H Đ T M có hiệu lực sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, từ đó Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình C N H - H Đ H đất nước. Hiện nay, Hoa Kỳ là nước có trình độ khoa học công nghệ hàng đầu thế giói, đặc biệt là công nghệ cao. Do đó, Việt Nam phải tranh thắ nhập khẩu được những công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ, thực hiện đúng chắ trương đi tắt đón đầu về công nghệ.

- HĐTM sẽ tạo điều kiện để hoàn chỉnh hoa hệ thống lĩnh vực hoạt động dịch vụ như viễn thông, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng... vì một trong những nội dung quan ừọng cắa Hiệp định là sau một số năm khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ khai thác tối đa hoạt động dịch vụ ở Việt Nam, một lĩnh vực được xem là yếu trong cơ cấu kinh tế. Trong k h i đó ở Hoa Kỳ, dịch vụ chiếm trên 7 0 % GDP và phát triển rất mạnh. Nhò đó, người dân Việt Nam sẽ được hưởng các dịch vụ tốt hơn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ cung cấp.

- Để có một lượng hàng lớn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động cũng như các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, tất cả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới khi H Đ T M có hiệu lực, góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt Nam.

- HĐTM sẽ mở ra cơ hội để khai thác lực lượng Việt kiều đang làm ăn sinh sống ỏ Hoa Kỳ, phát huy những lợi thế và tiềm lực cắa họ nhằm góp phần xây dựng quê hương.

2.2. Chính sách cắa mỗi quốc gia đôi với việc phát triển quan hệ song phương

2.2.1. Chính sách cắa Việt Nam

Trong các năm thực hiện mở cửa kinh tế vừa qua cắa Việt Nam, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chắ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chắ nghĩa, các nưóc láng giềng, các nước bạn bè truyền thống-

tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); tăng cường quan hệ vói các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại, đầu tư vói nhiều 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Trong chiến lược phát triển xuởt khẩu 2001-2010, với chủ trương tiếp tục mở rộng thị trường xuởt khẩu theo hướng đa phương hoa, đa dạng hoa các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng của khu vực Bắc Hoa Kỳ và là một thị trường có nhiều điều kiện phát triển. Các nước và khu vực khác như châu Á, EU đã và vẫn là những thị trường m à Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh nhờ các yếu tố thuận lợi về địa lý, truyền thống buôn bán...

Việt Nam coi trọng quan hệ kinh tế mậu dịch với Hoa Kỳ, coi phát triển quan hệ này là trọng tâm trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Do quan hệ kinh tế mậu dịch giữa hai nước trong thòi gian dài rơi vào tình trạng không bình thường, hàng hoa Việt Nam xuởt khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao tới 4 0 % , việc này đã làm cho hàng hoa Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ

2.2.2. Chính sách của Hoa Kỳ

Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh, Việt Nam không có vị trí ưu tiên, nhưng nếu nhìn nhận Việt Nam như một bộ phận cởu thành của khu vực Đông Nam á thì Việt Nam là một nhân tố ngày càng quan trọng trong chính sách khu vục của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng M ỹ W.Christopher đã từng đánh giá: "Việt Nam

là một nước lớn tại Đông Nam á, có vị trí quan trọng đối với hoa bình, ổn định và phát triển ở khu vực" và Hoa Kỳ coi Việt Nam là một trong các ưu tiên ở châu Á.

Nhiều học giả Hoa Kỳ cũng cho rằng đây là cơ hội để Hoa Kỳ có vai trò và ảnh hưởng ở Việt Nam, khuyến khích Việt Nam độc lập, giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây  u và lâu dài của Nga,  n Độ,...Chiến lược của Hoa Kỳ thông qua phát triển quan hệ vói Việt Nam sẽ phát huy ảnh hưởng của mình đối với khu

vực, tác động vào cán cân lực lượng an ninh và kinh tế ở khu vực, đặc biệt đối phó với Trung Quốc.

Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ còn có lợi ích thúc đẩy Việt Nam tăng cường quan hệ vói các nước trong khu vực, nhất là đổng minh của Hoa Kỳ, khuyến khích Việt Nam tham gia các cơ chế an ninh, kinh tế đa phương ở khu vực. Cuối tháng 12/1991, nhóm nghiên cứu chung Hoa Kỳ- Nhật về chính sách đối vói Việt Nam đã đánh giá "việc bình thường hoa quan hệ (của cữ Hoa Kỳ và Nhật) đối với Việt Nam sẽ là một bước quan trọng thực hiện kết thúc chiến tranh lạnh, tiến tới xây dựng trật tự mới và hợp tác ở khu vực châu á".

Mặc dù có những cách biệt khác nhau giữa hai nước về hoàn cữnh kinh tế, thể chế chính trị, đường lối phát triển, hay những dấu ấn để lại từ quá khứ chiến tranh, song trong một thế giói hội nhập, việc phát triển các mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ là cần thiết, có ý nghĩa vói hai bên và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Trong vấn đề phát triển thương mại vói Việt Nam, tiến tói bình thường hoa hoàn toàn m à biểu hiện cụ thể qua ký kết H Đ T M Việt - Hoa Kỳ, cữ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đều bày tỏ hy vọng phát triển hơn nữa quan hệ hai nước, tăng cường sự hợp tác song phương, qua đó để giữi quyết những vấn đề còn lại trong cuộc chiến. Các nguyên tắc thống nhất được hai bên chấp nhận là thiết lập m ố i quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai nước trên cơ sở nguyên tắc cùng nhau tôn trọng, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lọi, không làm tổn hại tói mối quan hệ thứ ba của mỗi nước, cống hiến cho củng cố hoa bình, an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giói.

IU - THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ KỂ TỪ KHI BÌNH T H ƯỜN G HOA QUAN HỆ.

đã gặt hái được một số bước phát triển nhất định trong xây dựng và phát triển các nền tảng thương mại. Khối lượng kim ngạch buôn bán thương mại hai chiều không ngừng gia tảng, tốc độ tâng trưởng cao tính trung bình cả thòi kỳ. Việt Nam từ chỗ nhẩp siêu từ Hoa Kỳ trong 3 năm đầu đã nhanh chóng cân bằng và chuyển sang xuất siêu ở các năm tiếp theo. K i m ngạch xuất khẩu tăng ở nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là cà phê, thúy sản, may mặc. Việt Nam cũng đã nhẩp được một số máy móc thiết bị hiện đại từ Hoa Kỳ thông qua mua trực tiếp hoặc qua các dự án đầu tư của M ỹ vào Việt Nam. Bên cạnh việc tăng kim ngạch buôn bán hai chiều nói chung, nâng cao tỷ trọng thương mại Việt - Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam, sự phát triển thương mại giữa hai nước còn tác động đẩy nhanh quá trình thay đổi cơ cấu hàng hoa trao đổi. Để có thể thâm nhẩp sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường tìm kiếm, mở rộng nguồn hàng, tẩp trung vào các ngành hàng trọng điểm m à Việt Nam có thế mạnh (da giày, may mặc, thủy sản, hàng Hoa Kỳ nghệ,...); thay đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp, quy trình quản lý chất lượng và quản lý. Công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu, các thông lệ, các quy định pháp luẩt của Hoa Kỳ đối vói hàng hoa xuất nhẩp khẩu cũng đã được quan tâm.

Mặc dù các khung cho quan hệ thương mại giữa hai nước chưa đầy đủ (như việc xem xét hàng năm việc tạm không áp dụng điều khoản Jakson-Vanik của Hoa Kỳ đối vói Việt Nam, vấn đề hoàn tất Hiệp định thương mại, cũng như các quy định khác về quy chế NTR...) song các hoạt động thương mại vẫn diễn ra, góp phần cùng các nỗ lực của Chính phủ hai nước để tiến tới việc gỡ bỏ dần các hạn chế, Hiệp định thương mại sớm được Quốc hội hai nước thông qua, theo đó Việt Nam được hưởng quy chế NTR đối vói hàng hoa xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

3.1. Kim ngạch trao đổi thương mại

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa kỳ đã có những bước gia tăng rõ rệt kể từ khi lệnh cấm vẩn thương mại được bãi bỏ năm 1994. Theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ, kim ngạch mẩu dịch Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1994 đã đạt trên 222 triệu USD so vói 62 triệu USD năm 1993 (tăng hơn 3 lần). Con số này năm 1995 đã lên tới 450

USD. Như vậy, chỉ qua hai năm, tổng kim ngạch buôn bán Việt - Hoa Kỳ tăng hơn 4 lần, vượt xa giá trị trao đổi thương mại của Việt Nam với các bạn hàng truyền thống tại Đông  u và Liên X ô cũ. Đây là điều chưa từng có trong quan hệ giữa hai nước khi m à các cản trở chưa được giải toa.

Số liệu thống kê bảng dưới cho thựy, từ 1996 trở về trước, Việt Nam luôn nhập siêu từ Hoa Kỳ, nhưng từ năm sau, Việt Nam lại luôn xuựt siêu sang Hoa Kỳ. N ă m 1997,

do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại châu á, Việt Nam phải giảm bớt các khoản nhập khẩu của mình, do vậy k i m ngạch buôn bán đã có phần giảm sút, chỉ còn 665 triệu USD. Sang năm 1998 và 1999, cùng vói sự phục hồi của các nền kinh tế ở châu Á, k i m ngạch đã có dựu hiệu gia tăng nhưng vẫn dừng ở mức khiêm tốn, 827 triệu USD và 879 triệu USD.

KIM NGẠCH TRAO Đổi THƯƠNG MẠI

Đơn vị tính triệu USD

Năm XK của Việt Nam sang Hoa

Kỳ NK của Việt Nam từ Hoa Kỳ Tổng KN buôn bán Chênh lệch cán cân thương mại

1994 50.45 172.22 222.67 -121.77 1995 198.97 252.86 451.83 -53.89 1996 319.04 616.05 935.09 -297.01 1997 388.19 277.79 665.98 +110.40 1998 553.41 274.22 827.63 +279.19 1999 601.90 277.30 879.20 +324.60 Tháng 1-6/1999 236.01 127.37 363.38 +108.64 Tháng 1-6/2000 370.44 202.59 573.03 +167.85

Bên cạnh đó, Việt Nam và Hoa kỳ cũng đã đạt được những tiến bộ trong tiến trình thúc đẩy quan hệ song phương, trong năm 1999, Chính phủ hai nước đã ký thoa thuận sơ bộ trên nguyên tắc về Hiệp định thương mại; Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố ngừng áp dụng tu chính án Jackson-Vanik đối với Việt Nam. về phía Việt Nam, Chính phủ đã tuyên bố dành cho Hoa Kỳ quy chế tối huệ quốc trong buôn bán. Chính những động thái này đã giúp cho giói doanh nghiệp và các nhà đẩu tư thêm tin tưởng vào triần vọng quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)