Chính sách đối với hàng nông sản:

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 77 - 83)

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÓI HOA KỲ

1.1.4.Chính sách đối với hàng nông sản:

Hiện nay ngành hàng nông sản đã có một số mặt hàng được thị truồng Mồ chấp nhận, song nhưng vẫn còn nhiều lợi thế chưa được khai thác và phát huy tương xứng vói tiềm năng. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp chưa được khai thác đưa vào xuất khẩu như nhóm mặt hàng có dầu, các sản phẩm thịt gia cầm, một số loại hoa quả nhiệt đói (chuối, quả có múi,...), những sản phẩm đã được khai thác xuất khẩu như cà phê, cao su, chè và gia vị thì hầu hết là ở dạng thô (chiếm tói 70-80%), do đó không có lợi thế trong cạnh tranh, m à nguyên nhân chính là:

- Cơ sở hạ tâng còn yếu, thiếu đồng bộ của các yếu tố sản xuất (điện, nưóc, kồ thuật, vốn ...) tại các vùng tập chung chuyên canh sản xuất hàng nông sản.

-Công nghệ sau thu hoạch vốn còn rất nhiều bất cập: máy móc thiết bị sản xuất công sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, khâu chế biến tiêu hao nhiều nguyên liệu nhưng chất lượng lại không cao.

- Khâu tổ chức kinh doanh xuất khẩu còn yếu kém, không hiệu quả, lưu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán, gây tổn hại đến lợi ích chung trong kinh doanh sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Để tăng cường khả năng xuất khẩu của ngành nông sản sang thị truồng Mồ cần phải chú trọng thực hiện những biện pháp sau:

- Một là, đầu tư vốn và kỹ thuật để phát ỉiển mộng rông nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Mục tiêu chủ yếu là nhằm khai thác hết tiềm năng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam và tạo ra các cơ sị nguồn hàng nông sản xuất khẩu không chỉ có quy m ô lớn m à còn phong phú về chủng loại sản phẩm.

- Hai là, tăng cuông năng lực chế biện để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Song song với việc tăng cường vốn đầu tư chiều sâu để nâng cấp máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ, phải chú ý tói việc xây dựng một chương trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm dựa trên cơ sị đa dạng hoa để chọn ra các sản phẩm có ưu t h ế cho xuất khẩu. Đồng thòi, tổ chức một ban chỉ đạo thống nhất nhằm mục đính liên kết các ngành sản xuất và cơ quan chức năng cùng phố hợp hành động xuyên suốt quá trình: sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu.

Ngoài các mặt hàng truyền thống như đã nêu trên, khả năng xuất khẩu phẩn mềm máy tính hay những phần dành cho thương mại điện tử cũng là các mặt hàng có nhiều triển vọng m à ta vói Hoa Kỳ có những tương đồng phù hợp lợi ích của cả hai bên. Nhà nưốc cần có các biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích các công ty Việt Nam tiếp cận thị trường này. Thị phần thương mại điện tử ị Hoa Kỳ đang tăng lên, hứa hẹn đem lại doanh thu khổng lồ cho các công ty biết tận dụng cơ hội.

1.2. Các giải pháp về cơ chê.

1.2.1. Cải cách hệ thông ngân hàng:

Ngành ngân hàng Việt nam là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, nổi bật là trong thời gian qua đã kiểm soát được lạm phát, ổn định giá đồng tiền, k i n h tế vĩ m ô , làm nòng cốt cho việc huy động vốn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường ị quy m ô lớn hơn trong và ngoài nước, hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Hoa Kỳ trong quan hệ đại lý ngân hàng như vay vốn ngoại tộ, điều tra khách hàng Hoa Kỳ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế...để hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt nam tham gia kinh doanh vói Hoa Kỳ, đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Đố i với hệ thống ngân hàng Việt nam, chúng ta cần hiện đại hoa công nghệ ngân hàng, từng bước nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP lên ngang bằng với các nước trong khu vực (tỷ lệ này ở Việt Nam là hơn 32%, ở các nước khoảng 5 0 % ) . Hạ thấp chỉ tiêuvề chi phí nghiệp vụ trên tài sản "Có" xuống tương đương với mức bình quân của khu vực (tỷ lệ này của Ngân hàng thương mại Việt Nam là 9%, các nước trong khu vực là 2,5 - 3 % ) . Hình thành và mở rểng hoạt đểng của các thị trường Chứng khoán để thu hút vốn của các nhà đẩu tư trong và ngoài nước; tận dụng các nguồn tài trợ thương mại, nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp trong nước vay vói lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Cuối cùng, lành mạnh hoa hệ thống tài chính tiền tệ trong nước, tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong nưốc hoạt đểng yếu k é m và không hiệu quả, tăng cường năng lực tài chính và chuyên môn, khả năng cạnh tranh cũng như "sức đề kháng" của ngành ngân hàng trước những biến đểng của thị trường trong nước và quốc tế.

1.2.2. Tăng cường quản lý Nhà nước về xúc tiên thương mại:

Bể thương mại và mểt số Bể, Ngành liên quan cần thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ, tập trung vào các vấn đề như môi truồng pháp lý, hàng hoa, kinh doanh, giá cả, phương thức tiếp cận thị trường Hoa Kỳ để giúp đõ các doanh nghiệp Việt nam có nhiều cơ hểi hiểu biết cũng như nắm bắt được các thông tinvề thị trường nước này.

Để vào được thị truồng Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có đủ sức cạnh tranh về số lượng cũng như chất lượng, giá cả, m à còn thông thạo hệ thống pháp luật Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hạn ngạch của Mỹ. M ỹ có mểt hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bể Luật thương mại (Uniíorm Commercial Code) được coi như xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại ở Mỹ. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần những thông tin hỗ trợ này từ phía Nhà nưốc, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang M ỹ hoặc chuẩn bị tham gia vào thị truồng này.

Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở giảm chi phí về thời gian và tiền của cho các doanh nghiệp, cụ thể bao gồm một số giải pháp sau:

+ Tạo một Website và đưa vào dó những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các hàng hoa (về mậu mã, chủng loại, mức độ tiện ích...) của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tập hợp các nhu cầu xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt nam, đảm bảo hàng hoa nhập khẩu vào Việt nam là những công nghệ tiên tiến, đảm bảo phục vụ hữu hiệu cho việc phát triển đất nước.

+ Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ muốn thâm nhập vào thị trường của nhau và chuẩn bị làm ăn lâu dài khi có Quy chế Tối huệ quốc.

+ Tổ chức mạng lưới du lịch Việt nam - Hoa Kỳ một cách có hiệu quả, trước hết phục vụ tốt nhu cầu đi lại của giới kinh doanh hai nước, trong việc khảo sát thị trưòng cho các doanh nghiệp và phục vụ khách du lịch.

+ Thành lập Quỹ xúc tiến thương mại Việt - Hoa Kỳ do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng, độc lập với ngân sách, chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp làm ăn vói phía Hoa Kỳ.

Để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài các biện pháp và chính sách chung, đối với thị trường Hoa Kỳ cần lập hệ thống các trung tâm thương mại hay đại diện thương mại tại một số thành phố lốn ở Hoa Kỳ như NewYork, San Fransisco... tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam khi bắt đầu thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Các trung tâm này có thể do Nhà nước bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty Hoa Kỳ hoặc Việt Kiều, hoặc kết hợp giữa một số nhà doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giói thiệu và ký kết các hợp đồng. Để hoạt động xúc tiến thương mại gặt hái được nhiều thành công, Việt nam cần tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin thương mại. Chính các thông tin thương mại này cho phép một chuyên gia có thể chuyển một tiềm năng thương mại thành một cơ hội thực sự. Đ ó là thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh, những

thông tin về kênh phân phối, hiểu biết về bản chất của cạnh tranh trong nước và nước ngoài, sỏ thích của nguôi tiêu dùng.

Về vai trò của đại diện thương mại ở nước ngoài, họ là phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho các cơ sở làm công tác xuất khẩu tiếp cận với những thông tin thương mại. Việt nam cần tập trung tìm cách tăng cường và phát triển hệ thống này ở các thành phố lớn ò Hoa Kử. Việc bố trí đội ngũ tuy viên thương mại là một hình thức đầu tư khá tốn kém nhưng không thể không có và chúng ta càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho việc thiết lập các Ban, văn phòng đại diện thương mại của mình ở nước ngoài.

1.2.3. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu:

Mục tiêu chính của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu những không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ này sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, hay cung cấp các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để cá doanh nghiệp này đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.

1.2.4. Những giải pháp khác

Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao, tình trạng quan liêu, phong cách cửa quyền của các quan chức nhà nước, các thủ tục hành chính tuy đã được cải cách một phân nhưng vẫn rất phiền hà, phức tạp, gây nhiều khó khăn và bất lọi cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Dẫu biết rằng các thủ tục hành chính, giấy tờ không thể cải cách nhanh chóng và triệt để ngay nhưng đứng trước các mục tiêu trước mắt để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Hoa Kử là tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoa của mình sang thị trường Hoa Kử và ngược lại, thu hút được nhiều vốn F D I của Hoa Kử và các khoản viện trợ. Nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước

ngoài, các luật khác như thuế, đất đai... của Việt Nam luôn được sửa đổi để tạo sức hấp dẫn đối với các Nhà đẩu tư. Môi trường đầu tư của Việt Nam thộc tế đang mất dần những ưu thế m à nguyên nhân theo các nhà đầu tư thì: "các nhà kinh doanh

nước ngoài tại Việt Nam đã vỡ mộng bởi các thủ tục hành chính rườm rà, luật pháp không đồng bộ và nạn quan liệu, tệ tham nhũng". Đây cũng chính là lý do tại sao

lượng vốn đầu tư nưổc ngoài vào Việt nam có xu huống giảm sút và tốc độ tăng trưởng đang chững lại.

Về lâu dài, việc cải cách các thủ tục hành chính ở Việt Nam cũng cần được thộc hiện một cách khẩn trương và đồng bộ để tạo động lộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế; hệ thống thủ tục giấy tờ trong giao dịch cần được thay đổi theo hướng tinh giản, giảm bớt tình trạng nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cửa trong giao dịch và quá nhiều loại giấy tò trong xử lý các vụ việc. Tinh trạng

thiếu trách nhiệm trong giải quyết các công việc cũng cần có sộ chấn chỉnh hợp lý, nhất là chuyển từ cơ chế " x i n - cho" sang cơ chế đăng ký trong mọi hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ vốn kinh doanh theo luật pháp nên cần có hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh. Họ rất thông hiểu luật quốc gia, cũng như luật quốc tế nên tình trạng thiếu luật và luật không đồng bộ Việt Nam trước hết sẽ có hại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ vói các công ty nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cấm các doanh nghiệp của mình có những hành vi hối lộ trong kinh doanh vì quy định này m à các doanh nhân Hoa Kỳ đôi khi khó xử đối với "cái l ệ " của Việt nam.

Cũng vói các thủ tục hành chính móm ra, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ thì tình trạng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được những yêu cầu của môi trường kinh doanh hiện đại cũng gây nhiều khó khăn cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển quan hệ kinh tế

quốc tế như nâng cấp hải cảng, sân bay, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, nhất là việc nối mạng intemet. Qua đây giúp các doanh nghiẹp trong nước tiếp cận nhanh với môi trường kinh doanh quốc tế và các công ty nưóc ngoài có thể hiểu nhiều hơn

về môi trường kinh doanh Việt nam. về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì cần phải "tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về công nghệ thông tin, có thể vào trực tiếp mạng internet để thu thập thông tin".

Do tính chất của công việc phát triển cơ sở hạ tầng là khối lượng đầu tư lòn, thời gian dài nên không thu hút đầu tư của tư nhân và các công ty có tiềm lực nhỏ. Nhà nước phải đỹng ra xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng thông qua các nguồn vốn từ ngân sách. Có thể khai thác các khoản vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), quỹ tiền tệ quốc tế ( I M F ) và các khoản viện trợ ODA song phương của các chính phủ nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Công trình xây dựng lớn có thể thiết lập các dự án để kêu gọi đẩu tư nước ngoài dưới hình thỹc xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BÓT)

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 77 - 83)