Li Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 83 - 91)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam sang thị

trường Hoa Kỳ

Trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt- Hoa Kỳ, Nhà nước chỉ có vai trò tạo ra một khuôn khổ pháp lý ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Việc tận dụng và phát huy được những lợi thế của mình hay không là phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp đối vơi các doanh nghiệp:

2.1. Những giải pháp về chiến lược kinh doanh:

Thành lập các tập đoàn , các tổng công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy m ô nhỏ vói nhau để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trên quy m ô sản

xuất lớn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo nguồn cung cấp hàng hoa ổn định và lâu dài, đáp ỹng được nhu cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn các đối tác Hoa Kỳ. Thực tiễn cho thấy đối vói mặt hàng dệt may. Hoa Kỳ không đặt hàng đơn lẻ. Một đơn hàng của Hoa Kỳ có thể lên đến cả triệu sản phẩm m à thòi gian đòi hỏi lại rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may hiện

nay lên cao hơn nữa và cần liên kết lại chặt chẽ hơn nữa, chuẩn bị đủ sức thực hiện những đơn hàng lớn.

Đối vói quy mô sản xuất lớn, thì giải pháp về chiến lược kinh doanh thì giải pháp để có nguởn vốn và thị trường là phải được đề cao. Việc thu hút vốn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh nhưng nếu thiếu thị trường thì không thể mở rộng được quy m ô sản xuất. Trung bình một công ty Hoa Kỳ có quy m ô vừa có khoảng 100 triệu USD doanh số. Các công ty dưới mức này thuộc loại nhỏ. Các công ty xuyên quốc gia cũng đang trên con đường hội nhập và có xu thế sáp nhập hoặc thâu tóm lẫn nhau để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giói.

Quy mô sản xuất của ta hiện nay còn quá nhỏ bé để có thể cạnh tranh được vì sản xuất còn phân tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng chưa đởng đều và sức cạnh tranh kém. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất vói quy m ô hợp lý, kết hợp sử dụng các lao

động có tay nghề và lao động giản đơn, áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, đưa hệ thống sản xuất của ta vào định hướng xuất khẩu các loại hàng hoa m à đối tác

nước ngoài cẩn chứ không phải chỉ dựa vào ý muốn hay cảm nhận chủ quan của doanh nghiệp, cố gắng tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của mình để tăng

khả năng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, về vốn cần phát huy nội lực là chính bằng cách cổ phần hoa các doanh nghiệp, đởng thời có thể dựa vào nguởn vốn của các ngân hàng trong và ngoài nưốc, các tổ chức tài chính, các nguởn viện trợ, các khoản tín dụng, các nguởn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. K h i các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển sẽ tích l ũ y được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, mở rộng khả năng sản xuất.

Về thị trường, các doanh nghiệp của ta sẽ có nhiều cơ hội khi Hiệp định

thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực. Nếu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam

đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Hoa Kỳ về chất lượng, số lượng

2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoa:

Một trong nhưng khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp xát nhập khẩu Việt Nam là năng lực cạnh tranh còn rất thấp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoa xuất khẩu, các doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho thiếu vốn hay thiết bị lạc hậu để biện hộ cho khả năng cạnh tranh yếu kém của mình bỷi vì còn rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm, từ các yếu tố vĩ m ô (tỷ giá, lãi suất, thuế...) đến những chính sách v i m ô (quy trình sản xuất, kinh nghiêm quản lý...), m à phải giải quyết được các vấn đề sau:

- Trong điều kiện quốc tế hoa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam có những điểm lợi thế tương đối do giá nhân công rẻ. Nhưng cũng phải thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp chỉ có thể làm thuê, gia công và làm vệ tinh cho các công ty lớn ỷ nước ngoài. Muốn vươn lên tự chủ cần phải tính đến quy m ô sản xuất họp lý, phải thu hút và tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nưốc ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc là vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là ngành sản xuất xử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra những sản phẩm tốt đồng đều, có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Cùng với giải pháp về vốn, không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoa. Các doanh nghiệp nhất thiết phải áp dụng phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý quá trình sản xuất đến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9000 và các quy định của các cơ quan kiểm soát chất lượng của Mỹ đối vói những mặt hàng m à mình tham gia kinh doanh.

- Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng hoa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải tận dụng đến mức tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhăm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể. Mặt khác, do hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nưốc trung gian, tới đây các doanh nghiệp cẩn đăng ký nhãn hiệu hàng hoa, từng bước chuyển từ việc

- Cơ cấu hàng hoa cũng cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu và tinh trong cơ cấu hàng hoa xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh cũng nhu làm tăng giá trị của hàng hoa xuất khẩu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưững kim ngạch xuất khẩu,.

Các doanh nghiệp cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn cho hàng hoa của mình bằng cách tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm dựa trên khả năng; cắt giảm chi phí bình quân trong ngành cũng như hợp lý hoa quy trình sản xuất, cải

tiến chất lượng sản phẩm và phân phối sản phẩm. 2.3. Những giải pháp nắm bát thị trường

Các doanh nghiệp tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực

tiếp và thường xuyên tiếp xúc vói thị trường thế giói thông qua các cuộc H ộ i thảo khoa học, Hội chợ, triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thòi nắm bắt được nhu cầu của thị truồng, bám sát và tiếp cận được tiến bộ khoa học cua thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký kết hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưững ỷ vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ giá, trợ cấp.

Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ữ nưốc ngoài có thể gặp khó khăn

về mặt kinh phí do gia thuê gian hàng thường khá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin qua Thương vụ Việt nam tại nước sữ tại hoặc Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được bạn hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối vói hàng hoa của mình cũng như khả năng cung cấp của thị truồng đó, giá cả, chất lượng cho những mặt hàng m à các doanh nghiệp Việt nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.

Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng hoa sang thị trưững Hoa Kỳ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và

tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường đầy tiềm năng này. Để vào được thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp qua các đại lý. K h i đã

quyết định xuất khẩu hàng hoa sang thị trường Mỹ, phương án tối ưu là phới vạch ra được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng và người tiêu dùng qua hệ thống mạng lưới tiêu thụ.

Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, con đường tiến tói chinh phục thị trường Hoa Kỳ là phới biết sử dụng các đại diện bán hàng, các đại lý, các nhà phân phối và bán lẻ. Đây là một nhu cầu bức thiết nhưng rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phới làm dần dần, từng bước tìm hiểu. Mặt khác, bớn thân các nhà nhập khẩu, nhà phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng, thòi gian giao hàng...) còn phương thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá mạnh. Các doanh nghiệp Việt nam có thể liên kết nhau lại để có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng quy m ô lớn, thòi gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho

người tiêu dùng bởi tại Hoa Kỳ việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối vói người tiêu dùng.

2.4. Các giới pháp khác

Qua thực tế việc thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực quớn lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuồng xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nội dung hợp tác vói Hoa Kỳ bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác về k i n h tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình độ chuyên m ô n của cán bộ của Việt nam còn hạn chế cớ về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, bớn thán

các doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo cán bộ, cụ thể tập trung vào những lĩnh vực sau:

+ Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện các chính sách thương mại.

+ Đào tạo cán bộ có dử năng lực trong đàm phán quốc tế.

+ Đào tạo,bồi dưỡng hướng dản cán bộ nắm bắt được kịp thòi các hiệp định, hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và tận dụng được những hiệp ưốc và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các thông lệ, luật pháp Hoa Kỳ.

+ Đào tạo nâng cao trình độ về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để các các bộ có thể đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng được công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Tóm lại, để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị truồng Hoa Kỳ, tìm hiểu các đối tác tiềm năng, nhu cầu thị trường, thị hiếu nguôi tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động để đổi mới công nghệ, mảu m ã nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực, trong đó có công nhân và cả cán bộ quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ quốc tế, chính sách thương mại thế giói và chính sách thương mại Hoa Kỳ trong cuộc làm ăn mới trên một thị trường mói. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp chủ động hôi nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mói khi Hiệp định thương mại Việt - Hoa Kỳ chính thức được thực hiện trong thời gian tối.

KẾT LUẬN

Phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ là một mối quan tâm chung và đáp ứng được lợi ích của cả hai bên. Thực tế trong những năm qua quan hệ thương mại song phương đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh cũng như đa dạng về mặt hàng. Tuy vậy còn có nhiều nhân tố xuầt phát từ hai phía có tác

động làm cản trở làm cho quan hệ thương mại chưa đạt được và chưa tương xứng với

tiềm năng và nhu cầu của cả hai quốc gia.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết là một bước tiến quan

trọng trong giao thương giữa hai nước. K h i Hiệp định được Quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực nó sẽ có tác động to lớn đến việc thúc đẩy và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước, không những trưóc hết ở k i m ngạch xuầt nhập khẩu m à liên quan đến cả các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ và qua đó nhân lên gầp bội quy m ô của các hoạt động thương mại. Việc đánh giá một cách chính xác thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ, dự báo các nhân tố tác động và triển vọng quan hệ thương mại song phương

giữa Việt Nam với Hoa Kỳ trong then gian tới làm cơ sở cho việc đề xuầt các giải pháp cần thiết cho Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy và tăng cuông quan hệ thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ ứong những năm tới là điều cần

thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc rầt lốn vào việc tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà nước và việc thực thi các giải pháp m à chúng tôi đã đưa ra trong luận văn.

Notes Figufes represer* percentage o i Gross Doroestic Prodụct (GÓP).

Một phần của tài liệu luận văn quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. triển vọng và giải pháp (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)