Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.DOC (Trang 75 - 77)

Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thưong mại cổ phần Nhà Hà Nộ

3.2.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Đây là giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM vì để đảm bảo an tồn khi cho vay thì cần phải có tài sản đảm bảo tiền vay. Thực tế cho thấy, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo là biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra vì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra khơng cịn khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, cũng theo thơng lệ quốc tế mà hệ thống NHTM Việt Nam từng bước tiến tới khi tính tốn, trích lập dự phịng rủi ro cho một khoản vay theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN trong đó có tính tới giá trị của tài

sản đảm bảo thì việc tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo cũng như việc quản lý, phân tích đánh giá loại tài snr nhận làm đảm bảo là một yêu cầu tất yếu của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần xem xét, định giá lại gái trị của tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải thường cuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo một cách hợp lý. Để đáp ứng yêu cầu bắt buộc trong các bước thẩm định rủi ro, quản lý và giám sát khoản vay của quy trình tín dụng.

Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo của khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp Nhà nước rất thấp so với tổng dư nợ tại HaBuBank ; đồng thời, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nhưng tài sản đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo tiền vay khơng nhiều. Vì vậy, để tăng tài sản đảm bảo trong cho vay cần có biện pháp sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo; ngoài tài sản của doanh nghiệp có thể dùng tài sản của cá nhân của các cá nhân như Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị… đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Chi nhánh cũng cần có kế hoạch làm việc với các DNNN đã cổ phần hóa nhưng vẫn chưa có tài sản đảm bảo để yêu cầu bổ sung kịp thời tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu khách hàng tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính trách nhiệm của khách hàng đôi với vốn vay ngân hàng.

- Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.DOC (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w