Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
2.3.3. Quy định về tài sản thế chấp.
Ngày 19/12/2005, HaBuBank có quyết định số 1421/2005/QĐ-HBB của chủ tịch HĐQT về việc đảm bảo tiền va. Bảo đảm tiền vay được định nghĩa là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để thu hồi các nghĩa vụ nợ của khách hàng vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Cầm cố (thế chấp) tài sản của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba. Trong trường hợp này HaBuBank quy định rõ cách định giá tài sản đối với mỗi loại tài sản như bất động sản, động sản (ôtô, tàu biển, …), chứng chỉ tiền gửi (số dư trên tài khoản, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu) chứng khốn niêm yết, các quyền có khả năng thu hồi bằng tiền như quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên… Bên cạnh đó, HaBuBank cịn có quy định mức tối đa cho vay đối với từng giá trị tài sản đảm bảo tiền vay cụ thể:
Bảng 2.3: Quy định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản
Loại tài sản Mức cho vay tối đa
Cổ phiếu của các tổ chức tín dụng chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán
100% Bộ chứng từ xuất (bộ chứng từ sạch) 98%
Chứng chỉ tiền gửi tại HaBuBank 99%
Chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 95%
Bất động sản 85%
Phương tiện vận tải 80%
Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất 70% Chứng khoán được niêm yết trên thi trường 60%
Khác Do HĐQT quyết định
Ngồi ra có thể đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Khơng có tài sản đảm bảo: HaBuBank chỉ cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi có sự phê duyệt cảu các cấp có thẩm quyền theo quy định cảu HaBuBank.
Các điều kiện trên giúp cán bộ rín dụng có thể định giá tài sản và xác định mức cho vay phù hợp để đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng.