II. thực trạng chính sách tín dụngtại công ty phân lân nung chảy văn điển
2.Tác động tới tình trạng ngân quỹ
Khi thực hiện chính sách TDTM, lợng tiền bán hàng lẽ ra Công ty thu đợc ngay theo phơng thức thanh toán ngay thì Công ty chỉ nhận đợc khi hết thời hạn TDTM. Trong khi đó, hầu hết các khoản phải trả của các doanh nghiệp khi đến hạn đợc tài trợ bằng lợng tiền thu vào ngân quỹ khi bán hàng. Bởi vậy Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ cho các luồng tiền ra của ngân quỹ khi cha xuất hiện luồng tiền vào tơng ứng từ việc bán hàng. Ta có thể xem xét bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn trong năm 2001 của Công ty sau đây.
Qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn ta có thể xác định đợc sự thay đổi của tiền và những nguyên nhân làm tăng hay giảm tiền. Các số liệu ở bên cột “nguồn” thể hiện các thay đổi của các chỉ tiêu sẽ làm tăng ngân quỹ của công ty và số liệu bên cột “sử dụng vốn” thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu tơng ứng làm giảm ngân quỹ.
Vào quý I/2001, ngân quỹ của Công ty tăng lên 3.492 triệu là do hai tác động chính là giảm giá trị các khoản phải thu khách hàng 5.634 triệu và giảm dự trữ 1.536 triệu.
Vào quý II/2001, giá trị hàng dự trữ giảm mạnh dẫn tới sự tăng nhanh của ngân quỹ. Giá trị các khoản phải thu khách hàng cũng thay đổi nhng không lớn do bên cạnh số tiền bán hàng từ các tháng trớc thu đợc, Công ty lại cấp thêm những khoản TDTM mới.
Ngân quỹ Công ty tiếp tục tăng mạnh vào quý III/2001 bởi sự giảm nhanh của các khoản phải thu. Khác với các quý trớc, trong quý này Công ty thu hồi các khoản phải thu của khách hàng mà ít cấp thêm những khoản TDTM mới bởi đây không phải là thời kỳ mùa vụ.
Sang quý IV/2001, ngân quỹ Công ty giảm do việc mua hàng dự trữ cho mùa vụ. Phần lớn hàng dự trữ đợc tài trợ bởi việc giảm giá trị các khoản phải thu và khoản TDTM Công ty đợc hởng từ những nhà cung cấp.
Nh vậy chính sách TDTM có ảnh hởng rất lớn tới tình trạng ngân quỹ trên hai mặt: thời kỳ tín dụng và các khoản phải thu. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua phân tích các tài khoản 111 (tiền mặt), 112 (tiền gửi ngân hàng), 131 (thanh toán với khách hàng) và 331 (thanh toán với nhà cung cấp) các quý trong năm 2001. (trang sau).
Trong năm 2001, Công ty cấp TDTM với khối lợng lớn tập trung vào các tháng của quý I và quý II. Còn vào các tháng của quý III và IV, lợng TDTM đợc cấp giảm đi, thời gian này, Công ty đợc thanh toán các khoản TDTM cấp từ các tháng trớc đó.
Tuy nhiên vào quý I và quý II, công ty cần phải thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp. Nh vậy, có sự lệch pha rất lớn giữa dòng tiền ra khỏi ngân quỹ Công ty (thanh toán cho nhà cung cấp) và dòng tiền vào ngân quỹ (thu tiền bán hàng). Do đó, Công ty luôn phải duy trì các tài sản có tính lỏng cao để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán. Tài sản dới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (phần lớn có kỳ hạn ngắn) của Công ty có lúc chiếm tới 40% tổng tài sản. Công ty cũng thực hiện đầu t tài chính dài hạn dới dạng trái phiếu chính phủ có thời hạn 5 năm nhng cũng chỉ chiếm 1% tổng tài sản của Công ty.
Nh vậy, để thực hiện chính sách TDTM, Công ty phải từ bỏ khoản lợi nhuận có thể thu đợc từ việc đầu t vào các tài sản dài hạn có mức lợi nhuận cao hơn nh tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dài, hay đầu t vào thị trờng chứng khoán.