4.Tác động tới mức rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.DOC (Trang 59 - 61)

II. thực trạng chính sách tín dụngtại công ty phân lân nung chảy văn điển

4.Tác động tới mức rủi ro.

Thực hiện bán hàng theo phơng thức TDTM, Công ty phải chấp nhận khả năng khách hàng không thanh toán. khả năng này càng lớn thì tính lỏng của các khoản phải thu càng thấp. Việc cấp TDTM cũng khiến Công ty phải tăng các khoản nợ để tài trợ cho các khoản phải thu. Do vậy tỷ lệ nợ tăng lên.

Bảng 11:Một số chỉ tiêu của Công ty PLNC Văn Điển qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001

Khoản phải thu Triệu đồng 18.616 43.003 11.262

Vốn lu động ròng Triệu đồng 43.353 52.974 54.933

Khả năng thanh toán Lần 3,91 2,93 3,29

Khả năng thanh toán nhanh

Lần 2,03 1,84 2,11

Khả năng thanh toán

tức thời Lần 0,21 0,04 0,93

Hệ số nợ ngắn hạn Lần 0,28 0,46 0,28

ROE (lợi nhuận/vốn

chủ sở hữu) % 21,34 24,94 16,73

Năm 2000, Công ty thực hiện chính sách TDTM mở rộng với giá trị các khoản TDTM cấp cho khách hàng lên tới 43.003 triệu đồng, chiếm tới 49% tổng tài sản của Công ty. Công ty cấp khối lợng TDTM lớn cho khách hàng cùng với chính sách thu hồi nợ lỏng lẻo dẫn tới số d tài khoản phải thu của khách hàng rất lớn. Có những khách hàng nợ lên tới hơn 8 tỷ đồng vào cuối năm 2000. Số lợng khách hàng nợ từ 1-5 tỷ cũng khá lớn trong đó có cả khách hàng là cá nhân kinh doanh. Tổng giá trị khoản phải thu của các khách hàng này lên tới 28 tỷ, chiếm 65,23% số d tài khoản phải thu của Công ty. Nếu một số khách hàng này không trả tiền sẽ gây ra cho Công ty rất nhiều khó khăn.

Chính sách TDTM mở rộng này cũng dẫn tới hệ số nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên 64% so với năm 1999 và khả năng thanh toán tức thời chỉ còn 0,04 lần. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời của Công ty thờng ở mức thấp bởi chỉ tiêu này đợc tính vào thời điểm đầu vụ đông-xuân. Thời điểm này Công ty tăng cờng dự trữ nguyên vật liệu và hàng hoá để chuẩn bị mùa vụ và cha thu đợc tiền bán hàng. Do vậy, số d tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thấp. Tuy nhiên, vào năm 2000, chỉ tiêu này quá thấp, chỉ bằng 19% so với năm 1999. Điều này khiến Công ty phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán.

Nh vậy, việc thực hiện chính sách TDTM mở rộng đã đặt Công ty PLNC Văn Điển vào tình trạng rủi ro cao. Nếu những khoản nợ của khách hàng không thu hồi đợc thì Công ty có thể bị phá sản cho dù có mức tỷ suất lợi nhuận cao. Trớc tình hình này, ngay từ giữa năm 2000, Công ty ban hành quy chế bán hàng với chính sách TDTM thận trọng hơn cùng với chính sách thu hồi nợ tích cực đã giúp Công ty trở lại trạng thái tơng đối an toàn.

Nh vậy, bên cạnh tác động tích cực là tăng sức cạnh tranh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, chính sách tín dụng thơng mại của Công ty Phân lân Văn Điển vẫn cha thực sự hoàn chỉnh, một số điều khoản cha đợc quy định chi tiết, cụ thể, một số quy định lại quá cứng nhắc, không hợp lý nên vẫn cha phát huy đợc hết tác dụng của chính sách tín dụng thơng mại. Những hạn chế này đều bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định, hoặc chủ quan, hoặc khách quan. Những nguyên nhân này cần đợc đề cập đến để có thể khắc phục và xây dựng một chính sách tín dụng th- ơng mại một cách hợp lý nhất.

5.4 Nguyên nhân

5.4.1 Chủ quan

Trong khi các doanh nghiệp khác vẫn còn dè dặt trong việc bán hàng theo hình thức TDTM vì cho rằng cấp TDTM cho khách hàng tức là bị chiếm dụng vốn thì việc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển mạnh dạn cung cấp TDTM cho khách hàng và coi chính sách TDTM là công cụ cạnh tranh sắc bén. Đây chính là nét mới trong các doanh nghiệp nhà nớc.

Tuy nhiên, để chính sách tín dụng thơng mại có hiệu quả cao thì từ việc xây dựng và cụ thể hoá chính sách phải đợc thực hiện tốt. Xây dựng đợc chính sách tín dụng thơng mại hợp lý cần dựa trên sự nghiên cứu kỹ lỡng về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh và khả năng của chính bản thân Công ty. Một chính sách tín dụng thơng mại tốt phải đảm bảo vừa tăng lợi nhuận cho Công ty nhng cũng vừa hạn chế tối đa rủi ro; vừa phù hợp với khả năng của Công ty lại vừa đáp ứng đợc yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, việc cụ thể hoá chính sách trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không kém phần quan trọng. Bộ phận thực hiện chính sách phải thực hiện đúng đắn chính sách tín dụng thơng mại đã đề ra, nhng cũng phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, không quá cứng nhắc. Bộ phận thực hiện do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt đợc nhu cầu của khách, nên cần giúp cho bộ phận xây dựng, hoạch định chỉnh sửa chính sách tín dụng thơng mại của chính sách tín dụng thơng mại của Công ty cho phù hợp.

Để đáp ứng đợc yêu cầu trên thì các cán bộ nhân viên hoạch định và thực hiện chính sách tín dụng thơng mại của Công ty phải có trình độ nhất định. Trong khi đó, phòng kinh tế với chức năng tham mu cho giám đốc Công ty về chính sách tiêu thụ sản phẩm lại thiếu những cán bộ, nhân viên có chuyên môn về tài chính doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng chính sách tín dụng thơng mại phần lớn dựa trên kinh nghiệm dẫn tới những hạn chế của chính sách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.DOC (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w