Hiệu quả sử dụng vốn của chủ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội .DOC (Trang 29 - 34)

VCSH đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù phần lớn VCSH không trực tiếp sinh lời nhưng chúng được ưu tiên tài trợ cho xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, công nghệ, thành lập công ty mới… cho Ngân hàng. Một phần khác được đầu tư vào chứng khoán công ty hoặc cho vay dài hạn.

Các Ngân hàng thường xuyên mở rộng VCSH thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới (hoặc xin cấp thêm), hoặc tự tích lũy…để mở rộng quy mô hoặc nâng cao chất lượng hoạt động. Thông thường, VCSH mở rộng gắn liền với sự gia tăng chi nhánh, thành lập công ty con hoặc liên doanh. Các hoạt động này yêu cầu phải xây dựng mới các trụ sở, phương tiện làm việc…Đồng thời với nhà cửa là trang thiết bị và công nghệ với các chi phí ban đầu là rất đắt. Các loại đầu tư này thường được tài trợ bằng VCSH.

* Chi phí vốn của chủ

Để có VCSH cần có chi phí nhất định. Các bộ phận cấu thành VCSH có chi phí khác nhau. Một số loại có chi phí được tính vào chi phí của Ngân hàng (thuế sử dụng vốn tính đối với phần vốn ngân sách cấp, lãi trả trái phiếu dài hạn, chi phí bảo lãnh phát hành, chi phí phát hành)… Một số chi phí gắn với VCSH được tính trừ vào lợi nhuận sau thuế

trước khi chia với tỷ lệ xác định như cổ phiếu ưu đãi có lãi suất cố định hoặc thả nổi (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh).

Phần lớn VCSH phải trả cổ tức (lợi nhuận sau thuế đem chia cho cổ phần thường).

Tính toán chi phí VCSH để:

- Tìm hiểu tác động về mặt chi phí của các bộ phận VCSH khác nhau đối với lợi nhuận của Ngân hàng.

- Tìm hiểu khả năng mở rộng quy mô VCSH trên nguyên tắc tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận.

* Quản lý tài sản cố định của ngân hàng

Tài sản cố định của Ngân hàng chiếm giá trị không lớn trong tổng tài sản, hình thức chủ yếu là nhà cửa (tòa nhà Ngân hàng ), các thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy photo…), một số phương tiện vận tải, máy rút tiền, máy đếm tiền, két…Nếu Ngân hàng hoạt động trên lĩnh vực đầu tư vào bất động sản và cho thuê, thì tài sản cố định ngoài phần dùng để phục vụ cho hoạt động, còn bao gồm các tài sản cho thuê và kinh doanh khác. Ngoài ra, các Ngân hàng còn phải chịu các chi phí rất đắt để nối mạng, lắp đặt các phần mềm…

Quản lý tài sản cố định phải chú ý một số nội dung sau: - Khấu hao đầy đủ nhằm tái sản xuất TSCĐ.

- Bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì hiệu suất sử dụng. - Mua bảo hiểm tài sản để phòng các trường hợp rủi ro.

- Có chính sách mua sắm và trang bị TSCĐ hợp lý, tập trung, tránh mua sắm tràn lan, lãng phí. Cần đầu tư vào các loại hình công nghệ Ngân hàng tiên tiến, chú trọng tranh bị cho các chi nhánh lớn.

- Định kỳ đánh giá lại TSĐ.

- Có quy định cụ thể đối với cán bộ Ngân hàng và khách hàng trong việc sử dụng TSCĐ của Ngân hàng.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc sử dụng các tài sản cho thuê, đi thuê.

* Đo lường hiệu quả vốn của chủ.

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCSH như thu lãi/VCSH, chênh lệch thu chi từ lãi/VCSH,…trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận sau thuế/VCSH.

Đo lường VCC.

Với các Ngân hàng cổ phần, VCSH được đo lường dưới các chỉ tiêu sau:

+ Tổng vốn của chủ: gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi vĩnh viễn,…

+ Giá trị VCC = Tổng tài sản – Tổng nợ

Tổng tài sản có thể được tính theo giá trị sổ sách hoặc giá trị thị trường. Giá trị thị trường được xem là chỉ tiêu phản ánh chính xác giá trị tài sản do chúng được đánh giá lại thường xuyên theo giá trị thị trường. Với cách lựa chọn Tổng tài sản khác nhau sẽ cho giá trị VCC khác nhau.

+ Giá trị thị trường cổ phần thường. Cổ phiếu của Ngân hàng trên thị trường chứng khoán được mua và bán theo giá thị trường tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu. Các nhà quản lý Ngân hàng thường xuyên xem xét giá trị thị trường của cổ phiếu thường, như một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Khi giá cổ phiếu tăng/giảm sẽ tác động tỷ lệ thuận tới giá trị của Ngân hàng trên thị trường.

Đối với các Ngân hàng quốc doanh hoặc tư nhân: Do không có cổ phiếu phát hành trên thị trường vốn, nên đo lường VCC theo các tiêu thức khác nhau là rất khó. “Giá trị thị trường” cảu các Ngân hàng quốc doanh thường ít được nhìn nhận theo giác độ VCSH nhiều hay ít. Bộ phận chủ yếu là vốn ngân sách (bao gồm ngân sách cấp và lợi nhuận bổ sung). Một số Ngân hàng do cơ chế bù đắp tổn thất chưa rõ ràng hoặc tổn thất quá lớn chưa giải quyết được. Quỹ dự phòng tổn thất vẫn tồn tại trong VCC trong khi các tài sản đã bị đóng băng hoặc không thể thu hồi vẫn nằm trên bảng cân đối của Ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM Nhà nước còn có các quỹ như quỹ khuyến khích, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi trích từ lợi nhuận theo chế độ trích hiện hành. Theo cơ chế tài chính hiện nay, sau khi trích các quỹ, phần lợi nhuận còn lại NHTM quốc doanh phải nộp hết cho Bộ Tài Chính.

Các tỷ lệ liên quan VCC.

+ Các tỷ lệ an toàn: Tiền gửi/VCC, Dư nợ/VCC, Dư nợ tối đa/VCC, VCC/Tổng tài sản chuyển đổi theo hệ số rủi ro…

Tỷ lệ VCC/Tổng tài sản chuyển đổi được coi như tỷ lệ phản ánh yêu cầu về quy mô VCC nhằm đảm bảo an toàn đối với các tài sản bị rủi ro. Tỷ lệ vốn loại 1 phản ánh chính xác hơn do loại trừ các giấy nợ dài hạn trong VCC.

+ Các tỷ lệ sinh lời:

Hiệu quả VCC = Lợi nhuận sau thuế/VCC

= (Thu lãi - Chi trả lãi + Thu khác – Chi khác)*(1 - Thuế suất)/VCC Trong đó, VCC được tính dựa trên số liệu bình quân năm trước cộng với các khoản gia tăng VCC trong năm nay như được cấp thêm hoặc phát hành thêm.

1.2.2.2. Quản lý vốn nợ

a, Quản lý quy mô, cơ cấu các khoản nợ

Mục tiêu: đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và

thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất.

Ý nghĩa: gia tăng nguồn theo một chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu

phản ánh chất lượng hoạt động của Ngân hàng, là điều kiện để Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới cơ cấu và quyết định chi phí của Ngân hàng.

Nội dung quản lý:

- Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại, căn cứ vào đó các nhà quản lý sẽ thấy được mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng và đặc tính thị trường nguồn của Ngân hàng.

- Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng), đây là cơ sở để Ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn tiền cũng như

phân chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn.

- Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng, bao gồm kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu chi trả cho các doanh nghiệp và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Do đó, kế hoạch nguồn cần được đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị…

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội .DOC (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w