c, Quản lý kỳ hạn
2.2. Thực trạng quản lý vốn của Ngân hàng Quân độ
2.2.1. Quản lý quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động 2.2.1.1 Quản lý quy mô nguồn vốn huy động
Nhờ sự đa dạng hóa phương thức huy động vốn cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng đã có nguồn vốn tăng trưởng khá cao đáp ứng được nhu cầu cho vay, thanh toán khá lớn.
Bảng 2: Bảng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2003-2006
Năm 2003 2004 2005 30/11/2006
Tổng vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000
Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ) 1448 2113,6 2953,4
Tốc độ tăng trưởng(%) 41,55 42,85 58,09
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Biểu đồ 2: Quy mô nguồn vốn huy động(tỷđ)
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2003 2004 2005 30/11/2006 Tổng vốn HĐ(tỷđ) Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ)
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng đáng kể. Qua 3 năm từ 2003 – 2005 tổng nguồn vốn huy động tăng hơn 2 lần từ 3485 tỷ đồng năm 2002 lên đến 7046,6 tỷ đồng năm 2005 và tính đến 30/11/2006, vốn huy động đã tăng trên 3,5 lần, đạt trên 11000 tỷ đồng. Mức huy động những năm qua đạt trên 40% trong điều kiện biến động về lạm phát, lãi suất, các chính sách tỷ giá…đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ và nhất là sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn về lãi suất thì mức tăng đó là một sự cố gắng rất lớn.
Bảng 3: Quy mô nguồn vốn của một số Ngân hàng
Ngân hàng Incombank Eximbank
Năm 2004 2005 2004 2005
Tổng vốn HĐ(tỷđ) 81597 100572 6296 8352
Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ) 18975 2056
Tốc độ tăng trưởng(%) 23,25 32,66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank
So sánh 2 bảng trên, ta nhận thấy rằng: đối với những Ngân hàng Nhà nước, tổng nguồn vốn huy động được cao hơn rất nhiều lần so với Ngân hàng Quân đội nói riêng và các NHTMCP nói chung do hoạt động lâu năm, thị phần lớn, có uy tín, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng Quân đội tăng nhanh hơn một số NHTMCP khác, cả về số tuyệt đối.
Có được điều này là do những năm qua, Ngân hàng đã không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng Quân đội. Đồng thời, từ năm 2005, ngân hàng đã tổ chức tốt các chương trình như “tiết kiệm dự thưởng”, “tiết kiệm có thưởng”,…nên đã thu hút được đông đảo các khách hàng đến với ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quân đội còn tham gia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận và nâng cao tính thanh khoản.
Từ quy mô nguồn vốn huy động, các nhà quản lý còn có thể đo lường hiệu quả lao động theo chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên một lao động (NVHĐ/1LĐ).
Bảng 4: Đo lường hiệu quả lao động qua quy mô nguồn vốn huy động
Năm 2003 2004 2005 30/11/2006
Nguồn vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000
Số LĐ BQ (người) 249 485 711 850
Vốn HĐ BQ/1LĐ 14 10,2 9,9 12,9
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quân đội
Chỉ tiêu Vốn HĐBQ/1 lao động 4 năm tăng giảm không ổn định mặc dù nguồn vốn huy động tăng lại tăng rất đáng kể. Từ năm 2003 đến 2005 chỉ tiêu này giảm từ 14 xuống còn 9,9 tỷ đồng/1 lao động. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 12,9 tỷ đồng/1 lao động. Điều này là do, những năm qua Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng, bổ sung cán bộ quản lý cho toàn hệ thống nằm trong chương trình phát triển Ngân hàng, xây dựng các chi nhánh rộng khắp trên cả nước.
Những số liệu trên chưa thể đánh giá được hiệu quả của công tác huy động vốn mà cần phải đánh giá nó trong mối quan hệ sử dụng vốn. Để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng những năm qua, ta theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình huy động và sử dụng vốn
Năm 2003 2004 2005 30/11/2006
Tổng nguồn vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000
Tổng dư nợ cho vay(tỷđ) 2966 3921,3 4470 5500
Hệ số sử dụng nguồn(%) 85,11 79,5 63,4 50
Phần dư(tỷđ) 519 1011,7 2576,6 5500
Biểu đồ 3: Tình hình huy động và sử dụng vốn(tỷđ) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2003 2004 2005 30/11/2006 Tổng nguồn vốn HĐ(tỷđ) Tổng dư nợ cho vay(tỷđ)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: hệ số sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng những năm qua luôn đạt trên 50%, nhưng cũng giảm đáng kể từ 85,11% năm 2003 xuống còn 50% năm 2006, mặc dù Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình cho vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chưa hiệu quả, do đó hệ sử dụng nguồn những năm qua giảm dần. Nhưng xét về số tuyệt đối, qua các năm cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động là sự gia tăng về dư nợ cho vay.
Bảng 6: Tình hình huy động và sử dụng vốn của một số Ngân hàng
Ngân hàng Incombank Eximbank
Năm 2004 2005 2004 2005
Tổng vốn HĐ(tỷđ) 81597 100572 6296 8352
Tổng dư nợ cho vay(tỷđ) 64159,5 75885,7 5017 6598
Hệ số sử dụng nguồn(%) 78,6 75,5 79,7 79
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank
Những năm qua, mặc dù vốn huy động và tổng dư nợ của các Ngân hàng đều tăng nhưng hệ số sử dụng nguồn của các Ngân hàng đều giảm. Tuy nhiên, so với Incombank và Eximbank thì hệ số sử dụng
nguồn của Ngân hàng Quân đội giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng chưa hiệu quả.
Ta xem bảng số liệu dưới đây:
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng vốn và tín dụng
Năm 2003 2004 2005 30/11/2006
Tăng trưởng HĐV(%) 11,73 41,55 42,85 58,09
Tăng trưởng tín dụng(%) 44,75 32,21 13,99 23,04
Những năm qua, huy động vốn của Ngân hàng Quân đội tăng trưởng nhanh hơn tín dụng. Từ năm 2003 tốc độ tăng trưởng huy động vốn không ngừng tăng, từ 11,73% năm 2003 lên đến 58,09% năm 2006, tăng gần 5 lần. Trong khi, tăng trưởng tín dụng năm 2003 là 44,75% giảm xuống còn 13,99% năm 2005 và tăng lên 23,04% vào cuối năm 2006.
Đó cũng là tình hình chung của hệ thống NHTM Việt Nam. Để thấy rõ điều đó, ta theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng vốn và tín dụng của một số Ngân hàng
Ngân hàng Incombank Eximbank
Năm 2005 2005
Tăng trưởng HĐV(%) 23,25 32,66
Tăng trưởng tín dụng(%) 18,3 31,5
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quân đội lớn hơn của Incombank và Eximbank. Tăng trưởng huy động vốn tuy cao hơn các Ngân hàng khác nhưng tăng trưởng tín dụng lại thấp hơn rất nhiều. Đó là một hạn chế cần được khắc phục của Ngân hàng Quân đội.
Ta theo dõi bảng cân đối giữa huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ của Ngân hàng Quân đội.
Bảng 9: Cân đối giữa huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Vốn huy động VNĐ(tỷđ) 2316 3012,5 4830,4 6533 Dư nợ VNĐ(tỷđ) 2119,7 2910,3 3334 4098 Hệ số sử dụng nguồn(%) 91,5 96,6 69 62,73 Phần dư(tỷđ) 196,3 102,2 1496,4 2435
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội
Theo bảng số liệu trên, ta thấy: về số tuyệt đối, việc huy động vốn VNĐ và việc sử dụng vốn VNĐ tăng liên tục trong 4 năm qua, nhưng hệ số sử dụng nguồn lại không ổn định. Hệ số sử dụng nguồn năm 2004 là 96,6% tăng so với năm 2003 là 91,5%, nhưng từ năm 2005 lại liên tục giảm đáng kể, năm 2005 là 69% và năm 2006 là 62,73%. Đó là tình trạng chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
Bảng10 : Huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ của một số Ngân hàng
Ngân hàng Incombank Eximbank
Năm 2004 2005 2004 2005
Huy động vốn VNĐ(tỷđ) 60319,2 80667 3750,6 5012,7
Dư nợ VNĐ(tỷđ) 55266,8 63797,8 2809,5 3705
Hệ số sử dụng nguồn(%) 91,6 79,1 74,9 73,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank
Từ năm 2004-2005, hệ số sử dụng nguồn của Incombank giảm 12,5%, của Eximbank giảm 1%. Trong khi đó, hệ số sử dụng nguồn của Ngân hàng Quân đội từ 2004-2005 giảm 27,6%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nguồn VNĐ của Ngân hàng Quân đội chưa thực sự hiệu quả.
Điều này là do tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào một số ngành tăng giảm bất
hàng. Ngân hàng cần phải tăng cường hoạt động tín dụng hơn nữa để tạo nguồn thu nhập cho Ngân hàng, sử dụng hiệu quả nguồn huy động có được, giảm ứ đọng nguồn tiền này.
Bảng 11: Cân đối giữa huy động vốn ngoại tệ và dư nợ ngoại tệ
Năm 2003 2004 2005 30/11/2006
Vốn huy động NTệ(tỷđ) 1169 1920,5 2216,2 4467
Dư nợ NTệ(tỷđ) 846,3 1011 1136 1402
Hệ số sử dụng nguồn(%) 72,4 52,6 51,3 31,4
Phần dư(tỷđ) 322,7 909,5 1080,2 3065
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội
Những năm qua nhu cầu đầu tư tăng, nguồn dư nợ ngoại tệ cũng tăng mạnh, nhưng hệ số sử dụng nguồn này cũng giảm mạnh từ 72,4% vào năm 2003 đến năm 2006, hệ số sử dụng nguồn ngoại tệ này là 31,4%.
Bảng12: Huy động vốn ngoại tệ và dư nợ ngoại tệ của một số Ngân hàng
Ngân hàng Incombank Eximbank
Năm 2004 2005 2004 2005
Huy động vốn NTệ(tỷđ) 21277,8 19905 2545,4 3339,3
Dư nợ NTệ(tỷđ) 8892,7 12087,9 2207,5 2893
Hệ số sử dụng nguồn(%) 41,8 60,73 86,7 86,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank
So sánh với một số Ngân hàng khác ta thấy, hệ số sử dụng nguồn ngoại tệ của Eximbank vẫn duy trì ở mức trên 86%, biến động không đáng kể, trong khi hệ số này của Incombank lại tăng khá mạnh trong giai đoạn 2004-2005, từ 41,8% năm 2004 đến năm 2005 là 60,73%.
Như vậy, trong những năm qua, sự gia tăng sử dụng vốn của Ngân hàng Quân đội đều tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện
nay, nghiên cứu khả năng huy động vốn là vấn đề cấp thiết đối với Ngân hàng Quân đội.