b, Nguyên nhân chủ quan
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu huy động vốn tốt, tạo được một nguồn vốn dồi dào, ổn định là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng thực hiện một cách chủ động, hiệu quả. Ngược lại, sự tăng trưởng tín dụng lại thúc đẩy, buộc các hoạt động huy động vốn phải có những bước đổi mới mạnh
mẽ để theo kịp sự phát triển của tín dụng, để hoạt động huy động vốn mới thực sự có hiệu quả.
3.2.4.1 Tăng cho vay doanh nghiệp, tư nhân
Ngân hàng cần tăng tổng dư nợ cho vay, đồng thời giảm dư nợ quá hạn xuống. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phải điều chỉnh để cân đối hệ số sử dụng nguồn. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp, tư nhân, cá thể và cho vay tài sản có đảm bảo, cùng với việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro, quản trị rủi ro thanh khoản. kiên quyết giảm dư nợ đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, tài chính yếu kém, tích cực thu nợ đọng, xử lý nợ quá hạn đảm bảo hoạt động tín dụng phát triển bền vững và hiệu quả.
3.2.4.2 Đa dạng hóa các loại cho vay
Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các loại hình cho vay, mở rộng, cải tiến các loại hình khách hàng và thị phần tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả bền vững, tạo thu nhập cho Ngân hàng, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó hỗ trợ, đẩy mạnh và mở rộng hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cũng phải luôn chú trọng chất lượng tín dụng; việc phân loại, lựa chọn khách hàng phải được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh và định hướng của Ngân hàng, đặc biệt cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.