Một số đặc điểm về đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 37 - 41)

1 Central Processing Unit, tƣơng đƣơng với ―bộ não‖ của máy tính

2.2.Một số đặc điểm về đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu đƣợc chúng tôi lựa chọn là những bài viết đƣợc đăng tải trên internet trong đó có chứa thuật ngữ ―tự kỷ‖, hoặc thuật ngữ tƣơng ứng có dấu và không có dấu nhƣ ―tƣ ky‖, ―tự kỉ‖, ―tu ki‖… Các bài viết có thể thuộc bất kỳ bất kỳ loại hình thông tin nào trên internet nhƣ báo điện tử, trang tin tổng hợp, diễn đàn, blog, mạng xã hội.

38

Khi dùng công cụ tìm kiếm http://www.google.com.vn, và nhập từ ―tự kỷ‖, có 3.290.000 kết quả, ―tu ky‖ có 3.520.000 kết quả, ―tự kỉ‖ có 3.290.000 kết quả, và ―tu ki‖ có 15.800.000 kết quả. Nhƣ vậy, chúng ta có thể nói rằng tự kỷ là một từ khóa đƣợc tìm khá nhiều trên mạng, đồng nghĩa với mức độ đƣợc quan tâm và mức độ phổ biến của nó trong xã hội. Chúng tôi đã tìm kiếm gần 1000 bài viết và chọn lọc đƣợc 325 bài viết không có sự trùng lặp hoàn toàn về nội dung để làm dữ liệu nghiên cứu cho đề tài. Một số tiêu chí đƣợc sử dụng trong quá trình tìm kiếm nhƣ bài viết đó phải đƣợc viết bằng tiếng Việt và có thông tin có thể đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. 325 bài viết nói trên thuộc đầy đủ các loại hình internet đƣợc nêu trên. Số lƣợng và tỉ lệ các nguồn thông tin đƣợc trình bày trong Bảng 1.

Các báo điện tử là các website thông tin đƣợc các nhà báo, phóng viên thƣờng xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục của Việt Nam và thế giới nhƣ http://vnexpress.net, http://dantri.com.vn, http://vietbao.vn. Các trang web của tổ chức là trang web thuộc về một tổ chức nào đó, chủ yếu nhằm quảng bá và quảng cáo cho tổ chức đó, ví dụ ―truongchuyenbietkhaitri.com‖, hoặc của các hội phụ huynh có con tự kỷ nhƣ ―tretuky.com‖ hay ―vitretuky.com‖, hay của một phòng khám chuyên cung cấp dịch vụ oxy cao áp ―oxycaoap.com‖. Trang blog cá nhân là các trang web do một cá nhân xây dựng, viết và đăng bài, ví dụ trang web của nhà tâm lý Lê Khanh ―tamlytreem.page.tl‖. Dạng cuối cùng của thông tin là các diễn đàn, tức là nơi mọi ngƣời đều có thể nêu ý kiến và chia sẻ về một chủ đề nào đó của các mục khác nhau của diễn đàn. Diễn đàn ở Việt Nam về tự kỷ lâu đời và nổi trội nhất là webtretho.com, tiếp theo là diễn đàn của trang web ―lamchame.com‖.

39

Bảng 2.1. Phân bố và tỉ lệ các nguồn thông tin

STT Nguồn Số lƣợng bài Tỉ lệ (%)

1 Báo điện tử 80 24,6%

2 Trang web tổ chức 114 35,11%

3 Trang web, blog cá nhân 96 29,5%

4 Diễn đàn 35 10,8%

Tổng 325 100%

Bảng 2.1 cho thấy, nếu xét về số lƣợng các nguồn thông tin, trang web của tổ chức có số lƣợng lớn nhất với 114 bài viết chiếm 35,11% trên tổng số bài viết, đứng thứ hai về số lƣợng bài viết là loại hình blog cá nhân với 96 bài viết chiếm 29,5% tổng số bài viết, đứng thứ ba về số lƣợng bài viết là loại hình báo điện tử với 80 bài viết chiếm 24,6% tổng số bài viết, cuối cùng đứng thứ tƣ về số lƣợng bài viết là loại hình diễn đàn với 35 bài viết chiếm 10,8% tống số bài viết.

Khi xem xét về đặc điểm các nguồn thông tin, chúng tôi nhận thấy các thông tin đƣợc đăng tải theo chiều rộng và dàn trải thƣờng xuất hiện trên các báo điện tử, chúng thƣờng đƣợc các nhà báo ít có chuyên môn về tự kỷ tổng hợp đƣợc nên thông tin có độ chính xác chƣa cao, trừ khi các bài báo là kết quả trả lời phỏng vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm, hoặc là bài dịch từ tạp chí nƣớc ngoài. Đặc biệt là các bài viết có hệ thống, có chủ đề từ các trang web chuyên về tự kỷ thì số lƣợng thông tin cực kì phong phú và chất lƣợng thông tin tƣơng đối cao do đƣợc trích dẫn từ các nghiên cứu của các trƣờng đại học, bệnh viện nổi tiếng trên thế giới. Các thông tin đƣợc các diễn đàn đăng tải thƣờng là các câu hỏi đáp tự phát của các phụ huynh có con em tự kỷ hoặc những ngƣời có liên quan nên thông tin bị chia cắt vụn vặt, khó theo dõi, tính kinh nghiệm và tính cá nhân trong các thông tin trên các diễn đàn đƣa ra còn khá cao, ngoại trừ một số diễn đàn chuyên bàn về RLTK thì số lƣợng và chất

40

lƣợng thông tin có cao hơn. Chƣa kể đến việc sử dụng sai, lạm dụng thuật ngữ tự kỷ của một số diễn đàn gây sự nhầm lẫn, ảnh hƣởng xấu đến nhận thức của cộng đồng. Tƣơng tự nhƣ vậy với đại đa số thông tin đƣợc đăng tải trên Facebook, một trong những mạng xã hội lớn nhất Việt Nam, thì những thông tin về tự kỷ hoàn toàn sai lệch, bị lạm dụng nhƣ một thứ ngôn từ gây sốc, gây ấn tƣợng hay hiểu theo ý nghĩa hạn hẹp về tính tự kỷ. Do vậy, những thông tin về tự kỷ trên Facebook hầu không mang lại lợi ích về mặt nhận thức cho cộng đồng thậm chí gây nhiều tác hại, cụ thể chúng tôi sẽ đề cập ở phần Đánh giá thông tin về tự kỷ trên Facebook và

Youtube sẽ đƣợc trình bày sau. Về phần các blog cá nhân, đây thƣờng là

các trang web của các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ nên thông tin từ các trang blog này thƣờng bài bản, có tính chuyên sâu hoặc có thể là những thông tin đƣợc biên dịch từ tƣ liệu nƣớc ngoài. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang blog của cá nhân không có hiểu biết về tự kỷ, những trang này thƣờng không bàn gì đến các vấn đề chuyên môn của lĩnh vực tự kỷ mà chỉ sử dụng thuật ngữ này với cách tƣơng tự trên các trang facebook mà thôi. Nhƣ vậy, có thể nói ở bất cứ loại hình Internet nào, thông tin cũng đều có tính hai mặt của nó, không có bất cứ nguồn thông tin nào đáng tin cậy hoàn toàn mà chúng chỉ đóng vai trò cho ngƣời truy cập tham khảo để tự so sánh, tổng hợp, phân tích và tự lựa chọn thông tin đúng cho mình.

41

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 37 - 41)