Đánh giá một số thông tin sai về nguyên nhân của rối loạn tự kỷ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 70 - 74)

1 Central Processing Unit, tƣơng đƣơng với ―bộ não‖ của máy tính

3.3.3.Đánh giá một số thông tin sai về nguyên nhân của rối loạn tự kỷ

Các thông tin sai về nguyên nhân có số lƣợng khá nhiều là 23 thông tin chi tiết chiếm 8,43% tổng số thông tin về nguyên nhân. Những thông tin sai đƣợc chúng tôi trích dẫn sau đây nhằm cho thấy sự nhầm lẫn

71

tai hại của các thông tin trên Internet về nguyên nhân của RLTK, ví dụ

“Yếu tố tâm lý người mẹ gây ra tự kỷ cho con bao gồm mẹ có cảm xúc tiêu cực do ảnh hưởng của những sự cố như bị mất việc, chia tay chồng, có người thân bị mất” [0.01.05]; “Thiếu sự gắn bó của cha mẹ với con, không có sự giao tiếp với trẻ là nguyên nhân của tự kỷ”[0.01.05]; “Chính đứa trẻ trải qua những chấn thương tinh thần như bị bỏ rơi, hoảng sợ, bị cô lập.”; “Vắc- xin MMR gây ra tự kỷ” [0.03.04] “Thận hư, nguyên khí hư nhược làm thể trạng hư khiếp, tinh thần bạc nhược, trẻ chậm khôn chậm giao tiếp sinh bệnh tự kỷ.” [0.02.10]; “Trong tiền sử của các trẻ tự kỷ đều có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt tình cảm âm yếm, chăm sóc vỗ về của mẹ khi còn rất bé khiến sự lo hãi làm biến đổi nhân cách từ rất sớm ở trẻ thơ” [0.01.09]. “Hiện nay nhiều phụ nữ sinh con xong đã phải lao vào công việc, giao phó con cho người giúp việc, dành quá ít thời gian để chăm sóc con nên tỷ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều - một mối lo ngại cho tương lai của con trẻ.‖ [0.02.03]; “Tự kỷ là do cách nuôi dạy con cái không tốt.” [0.03.04]….”, v.v.

Đánh giá một số thông tin sai về nguyên nhân

Theo Richard Pollack (1997) về tiểu sử của Bettelheim, sự sáng tạo của Bruno Bettelheim là điều công kích vào uy tín của chính mình Đó là lý thuyết của Bettelheim cho rằng nguyên nhân làm trẻ em bị mắc chứng tự kỷ là do lạnh lùng và xa cách tình cảm của những bà mẹ, những phụ nữ mà ông gọi là ―những bà mẹ băng giá‖ (refrigerator mothers). Một tác giả khác, Bernard Rimland, trở nên nổi tiếng với các thách thức lý thuyết bà mẹ "tủ lạnh"-nguyên nhân chứng tự kỷ, và những nghiên cứu thực chứng khác cũng đồng thuận với phản bác của ông, giới khoa học lên tiếng để cởi bỏ những cáo buộc cho những phụ huynh của trẻ tự kỷ, những ngƣời đã dằn vặt và đau khổ biết bao khi bị kết tội là nguyên nhân gây bệnh cho con mình.

72

Vậy mà tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít thông tin đƣợc đăng tải trên phƣơng tiện truyền thông Internet lặp lại cáo buộc sai lầm này. Chúng ta có thể hình dung ra đƣợc thái độ của cộng đồng với cha mẹ của trẻ tự kỷ nếu họ đọc đƣợc những thông tin sai lệch này trên Internet, rất có thể họ sẽ chê trách, kỳ thị, xa lánh, đổ lỗi lên những ngƣời cha mẹ đáng thƣơng, không may mắn có con mắc RLTK và đƣơng nhiên sẽ không muốn giúp đỡ gì cho các phụ huynh này, không giống với những gia đình có con khuyết tật dạng khác, đƣợc xã hội nhìn nhận đúng và chia sẻ, cảm thông. Đồng thời, đây cũng có thể là một phần lí do tại sao nhiều phụ huynh có con tự kỷ chỉ muốn giấu giếm bệnh tật của con mình.

Nhƣ vậy, nếu các thông tin về nguyên nhân không bị sai lệch sẽ tránh đƣợc những hậu quả xấu cho gia đình trẻ tự kỷ và cộng đồng nhƣ kể trên. Những nguyên nhân khác đƣợc chúng tôi xếp vào nhóm những nguyên nhân sai vì những lí do sau đây: Không có nghiên cứu thực chứng nào khẳng định yếu tố tâm lý của ngƣời mẹ lúc mang thai tiêu cực nhƣ stress, lo âu, trầm cảm gây nên RLTK của đứa trẻ sau này. Yếu tố tâm lý tiêu cực đó nếu có thì lại có khả năng gây ra vấn đề tâm lý khác ở đứa trẻ chứ không phải là tự kỷ. Lý thuyết về các cách thức tƣơng tác giữa mẹ và con trong tâm lý học có thể giải thích hiện tƣợng tâm lý này. Việc ngƣời mẹ giảm tƣơng tác với con vì lí do nào đó hay vì chính khí chất của ngƣời mẹ có thể gây ảnh hƣởng đến tâm lý của đứa trẻ, điều này dễ gây ra nhầm lẫn giữa các biểu hiện tâm lý với triệu chứng của tự kỷ. Nói tóm lại, yếu tố tâm lý của ngƣời mẹ không phải là nguyên nhân gây ra RLTK.

Về thông tin vắc xin MMR chủng ngừa sởi quai bị rubella gây tự kỷ, đã có các nghiên cứu khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ nhân quả vắc xin MMR gây tự kỷ. Các nhà khoa học Anh vẫn khuyến cáo rằng đây là biện pháp an toàn nhất để phòng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, đây vẫn là nỗi ám sợ cho các phụ huynh khi đƣa con đi chủng ngừa đặc biệt là những gia đình đã có một đứa trẻ mắc RLTK. Lựa chọn

73

của họ có thể là từ bỏ mũi tiêm chủng này. Hệ quả là đứa trẻ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm do các thông tin thiếu rõ ràng trên phƣơng tiện truyền thông internet.

Về thông tin xem tivi gây ra tự kỷ, bác sĩ Quách Thúy Minh, Bệnh viện Nhi Trung ƣơng đã nhận định, đây không phải nguyên nhân gây ra tự kỷ nhƣng lại là yếu tố gây trầm trọng thêm các triệu chứng của tự kỷ nhƣ gọi tên không đáp ứng, giảm giao tiếp mắt, nhại lời quảng cáo. Bên cạnh đó, việc để trẻ xem tivi hàng giờ đồng hồ đồng nghĩa với việc giảm thời gian tƣơng tác giữa trẻ với những ngƣời xung quanh, đứa trẻ trở nên thụ động, kém phản ứng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên vì việc để trẻ xem tivi nhiều giờ hàng ngày là quá phổ biến ở các gia đình có trẻ nhỏ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng nên điều đó dễ gây lầm tƣởng đây là nguyên nhân gây ra RLTK.

Cuối cùng, về thông tin thận hƣ gây ra tự kỷ của một trang web chuyên về châm cứu nêu ra, theo những tìm hiểu của chúng tôi thì trong Đông y hầu hết các căn bệnh đều xuất phát từ thận hƣ, nguyên khí yếu mà ra và RLTK cũng không là ngoại lệ. Chính vì vậy thông tin này hoàn toàn chƣa có cơ sở khoa học cụ thể nào mà chỉ là lí giải của một số thầy lang nhằm cho thấy mối liên quan giữa phƣơng pháp châm cứu của mình với RLTK. Vì lí do này mà không ít gia đình có trẻ tự kỷ đã đƣa con đi châm cứu nhằm cải thiện nguyên khí, bổ thận, bổ can tâm tỳ vị... nhằm chữa tự kỷ! Hậu quả là tiền mất mà tật vẫn mang!

Ngoài các thông tin sai về nguyên nhân (23 thông tin chi tiết) đƣợc kể trên thì có rất nhiều thông tin đề cập đến vấn đề này mà tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đều chƣa xác định rõ ràng là sai hay đúng, hoặc đúng ở mức độ nào.

74

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 70 - 74)