Quy trình thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 36 - 37)

1 Central Processing Unit, tƣơng đƣơng với ―bộ não‖ của máy tính

2.1.Quy trình thu thập dữ liệu

Dữ liệu đƣợc thu thập bởi công cụ tìm kiếm Google theo các từ khóa chính sau đây: Rối loạn tự kỷ, rối loạn tự kỉ, rối loạn phổ tự kỷ, rối

loạn phát triển lan tỏa,trẻ tự kỷ, vị thành niên tự kỷ, khái niệm tự kỷ, định nghĩa tự kỷ, nguyên nhân tự kỷ, triệu chứng tự kỷ, chẩn đoán tự kỷ,khám tự kỷ, phương pháp trị liệu tự kỷ, điều trị tự kỷ, cách chữa tự kỷ, dịch vụ khám tư vấn điều trị tự kỷ, trung tâm tự kỷ, trường dạy tự kỷ, gia sư tự kỷ, giáo viên dạy tự kỷ, giáo viên đặc biệt. Sở dĩ Google đƣợc lựa chọn vì

đây là công cụ tìm kiếm thông tin hiệu quả và mạnh mẽ nhất hiện nay1. Hơn nữa, Google có các dịch vụ tìm kiếm tập trung theo từng ngôn ngữ và từng quốc gia, ví dụ dịch vụ tìm kiếm của Google tại Việt Nam (http://google.com.vn) có thể tìm các tài liệu tiếng Việt tốt hơn và tập trung hơn các công cụ tìm kiếm khác. Trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi thống kê sơ bộ các nội dung dữ liệu đƣợc tìm thấy làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mã (code). Bảng mã này bao gồm những thông tin chính đƣợc phân loại theo các chủ đề cơ bản nhƣ : Tên nguồn thông tin,các thông tin chung, định nghĩa tự kỷ, triệu chứng tự kỷ, nguyên nhân tự kỷ, chẩn đoán tự kỷ, đánh giá tự kỷ, phƣơng pháp điều trị tự kỷ, các dịch vụ khám chữa tự kỷ. Trong các chủ đề cơ bản, chúng tôi xếp thông tin vào các nhóm nhỏ hơn, ví dụ: mã tên nguồn thông tin bao gồm các mã báo điện tử (nhƣ vnexpress.net, dantri.com.vn), trang web tổ chức (nhƣ truongchuyebietkhaitri.com, oxycaoap.com), blog cá nhân (nhƣ tamlytreem.page.tl...), diễn đàn (nhƣ webtretho...) và tƣơng tự nhƣ vậy với các mã triệu chứng, nguyên nhân, phƣơng pháp và dịch vụ. Bảng mã cụ thể đƣợc trình bày trong phần Phụ lục của luận văn này. Sau khi thu

37

thập, dữ liệu đƣợc lƣu trữ dƣới dạng file Richtext trong Word Pad (một chƣơng trình sẵn có trong mọi hệ điều hành Windows) để sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu Atlas.Ti mã hóa các dữ liệu theo bảng mã nói trên. Cách mã hóa trong phần mềm xử lý dữ liệu Atlas.Ti nhƣ sau:

Ngƣời nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm Atlas.Ti để đọc từng file một. Khi gặp một câu hoặc đoạn trùng với nội dung một mã (code) nào đó, câu/đoạn đó sẽ đƣợc mã hóa, ví dụ nếu bài báo có nguồn từ vnexpress.net, đƣờng link trong văn bản richtext của bài báo đó sẽ đƣợc code là ―0.1.1. vnexpress.net‖. Một đoạn nhƣ ―… không giao tiếp bằng

mắt…‖ sẽ đƣợc code ―2.1.e. giao tiep mat‖, biểu thị đây là phần 2 của

bảng mã, nói về các triệu chứng, 2.1. nói về các triệu chứng tƣơng tác xã hội, 2.1.e. nói về giao tiếp mắt. Cứ nhƣ vậy, lần lƣợt của 325 văn bản đƣợc ngƣời nghiên cứu mã hóa.

Sau khi tất cả văn bản đã đƣợc mã hóa, các đoạn trích (quotation) đƣợc mã hóa của từng mã sẽ đƣợc đƣa ra sử dụng và phân tích.

Nhƣ đã đề câp ở trên, chúng tôi thu thập đƣợc 325 bài viết có nội dung về tự kỷ và 1680 thông tin chi tiết liên quan đến rối loạn tự kỷ. Điều này cho thấy số lƣợng thông tin đƣợc đăng tải về tự kỷ trên phƣơng tiện truyền thông internet khá lớn, phần nào nói lên nhu cầu tìm hiểu thông tin về tự kỷ của cộng đồng hay mức độ ảnh hƣởng của tự kỷ đối với cộng đồng hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet (Trang 36 - 37)