Thẩm địng tài chính dự án tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 25 - 34)

a) Khái niệm thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án là rà soát đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh của dự án trên giác độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Nếu như chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế xã hội của thì các nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự án. Thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng trong thẩm định dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính dự án giúp các nhà

đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn. b) Nội dung thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được các nhà quản lý chú trọng:

- Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ. Cụ thể : xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động, cách thức huy động vốn ( vốn chủ sở hữu, vay nợ, thuê tài sản) từ các nguồn khác nhau; lựa chọn phương án tài trợ thích hợp, có lợi nhất.

Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với quy mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế. Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi dưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý, vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng. Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy mọc, dập khuôn…. thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính toán mà chủ đầu tư đã làm.

- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án. Những chi phí trực tiếp liên quan đến dự án thường bao gồm : Chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê máy móc thiết bị, chi phí lao động…Lợi ích của dự án, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể là mức gia tăng doanh thu, cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giảm mức thua lỗ…

- Dự tính lãi suất chiết khấu: Tuỳ theo các quan điểm khác nhau, cách tính lãi suất có thể khác nhau. Song thực chất đó là tính lãi suất mong đợi của nhà đầu tư.

- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án: như giá trị hiện tại dòng (NPV), tỷ lệ nội hoàn (IRR), tỷ lệ nội hoàn điều chỉnh ( MIRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn(PP).

- Đánh giá rủi ro trong dự án: đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không

chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Do vậy thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng như quy định.

Thẩm định dự án là một vấn đề khó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định mới có thể đưa ra những quyết định chính xác trong quá trình thẩm định dự án.

c)Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án  Chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng

Giá trị hiện tại dòng của một dự án là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

0 1 (1 ) n t t t CF NPV CF i = = − + + ∑ Trong đó :

CFt là các luồng tiền ròng dự tính trong tương lai CF0 là vốn đầu tư ban đầu

i là tỉ lệ chiết khấu. Là tỉ lệ lợi tức yêu cầu mà nhà đầu tư đòi hỏi tương ứng với một mức độ rủi ro của dự án.

Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính của dự án đem lại cho nhà đầu tư. Nếu NPV < 0 nghĩa là phần thu nhập từ dựa án không đủ bù đắp cho giá trị đầu tư mà chủ đầu tư bỏ ra. Vì vậy, điều kiện để dự án được lựa chọn là NPV > 0.

 Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn

Tỷ suất nội hoàn là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu, ở đó NPV = 0. Đó là lãi suất i thoả mãn công thức sau :

0 0 0 (1 ) (1 ) n n t t t t t i CF CF i IRR = = = = + + ∑ ∑

Có thể ước tính IRR theo công thức sau:

1 1 2 1 1 2 ( ) NPV i i IRR i NPV NPV − = + − PHẠM CHUNG

Trong đó : i i1 2, là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1<i2

NPV NPV1, 2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i i1 2,

IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.

Chúng ta sẽ chọn dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng một lãi suất “ngưỡng”. Lãi suất này thường là lãi suất thị trường ( tức là mức lãi suất được dùng để tính NPV).

 Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi (PI)

Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ tạo ra bao nhiêu dòng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến vốn đầu tư bỏ ra.

Công thức xác định: 1 0 (1 ) n t t t CF k PI CF = + = ∑ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: CFt là các dòng tiền ròng dự kiến thu được trong tương lai. CF0 là vốn đầu tư ban đầu.

k là lãi suất chiết khấu

PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án. Đối với các dự án độc lập phải lựa chọn dự án có PI ≥ 0. Với các dự án loại trừ nhau phải lựa chọn dự án có PI >1.

PI cũng khắc phục được những nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của cả dòng đời của dự án. Tuy nhiên vì là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.

 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)

Phương pháp thời gian hoàn vốn cho biết khoảng thời gian cần thiết để những

khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàn trả vốn đầu tư ban đầu. Công thức xác định:

PP = n + Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn trả Trong đó:

PP là thời gian hoàn vốn

n là số năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu.

Với các dự án độc lập, dự án chỉ được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn của nó nằm trong khoảng thời gian đã xác định trước (thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn).

Với các dự án loại trừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theo tốc độ hoàn vốn giảm dần và dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất nằm trong khoảng thời gian tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn.

- Ưu điểm của phương pháp: + Đơn giản, dễ tính và dễ hiểu.

+ Chọn được các dự án có ít rủi ro nhất trong các tình huống loại trừ nhau. Thời gian của dự án càng dài, những ước tính về dòng tiền càng kém tin cậy. Vì vậy, thông qua tốc độ hoàn vốn để lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất có thể là dự án có ít rủi ro nhất.

+ Không phải dự tính dòng tiền trong thời gian hoạt động của dự án.

+ Với nhiều nhà đầu tư, đây là phương pháp thích hợp trong trường hợp hạn chế về vốn. Khi hạn chế về vốn mà lại có nhiều cơ hội đầu tư, thời gian hoàn vốn được sử dụng để chọn lựa những dự án vừa hoàn vốn nhanh.

- Nhược điểm của phương pháp:

+ Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn cũng rất mơ hồ. Khi nào thì bắt đầu tính thời gian hoàn vốn? Từ khi bắt đầu bỏ vốn hay từ khi hoàn thành đầu tư?

+ Quyết định lựa chọn dự án theo phương pháp này tập trung chủ yếu vào dòng tiền trong khoảng thời gian hoàn vốn và bỏ qua dòng tiền ngoài thời gian này. Vì vậy có thể bỏ qua dự án có thu nhập cao.

+ Chưa tính đến giá trị thời gian của tiền. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách

áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn chiết khấu, trong đó dòng tiền được chiết khấu về giá trị hiện tại trước khi tính thời gian hoàn vốn.

 Chỉ tiêu lợi nhuận kết toán bình quân (AAP)

Lợi nhuận kế toán bình quân là lợi nhuận kế toán thuần tuý bình quân trong các năm của dự án. Đây là chỉ tiêu được sử dụng kết hợp với NPV.

Công thức xác định:

AAP = ∑ (Doanh thu – Chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp)/n Trong đó : n là số năm thực hiện dự án

AAP phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán trong các năm thực hiện dự án. AAP cho biết dự án tạo ra bao nhiêu lợi nhuận bình quân trong các năm của dự án.

Tuy nhiên APP chỉ xem xét lợi nhuận thuần tuý về mặt kế toán chứ không tính đến giá trị thời gian của tiền. Hơn nữa nó không xét đến các dòng tiền tạo ra từ dự án như các phương pháp NPV hay IRR. Do đó, cũng như PI, ít khi nó được sử dụng một cách độc lập mà phải được dùng như một chỉ tiêu bổ trợ cho NPV.

AAP chỉ nghiên cứu thần tuý lợi nhuận kế toán trung bình trong cả đời dự án, nó không xem xét đến giá trị thời gian của tiền; do vậy nó không phản ánh chính xác khả năng sinh lời của dự án.

AAP cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận kế toán bình quân hàng năm của dự án, do vậy AAP càng cao thì dự án càng mang lại nhiều thu nhập cho chủ đầu tư. Nếu có nhiều dự án thì dự án có AAP dương cao nhất sẽ được chấp nhận.

 Điểm hoà vốn (PB) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư.

Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi tên một đơn vị sản phẩm người ta xác định mức sản lượng hoà vốn như sau:

Qhv =FC/(P – AVC) Trong đó :

Qhv là sản lượng hoà vốn

FC là tổng chi phí cố định – là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản suất

thay đổi.

AVC là chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi.

P là giá bán.

BP cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn. Tất nhiên, để tính được mức sản lượng hoà vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

BP không quan tâm đến khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hồi vốn đầu tư, do vậy, khó có thể so sánh các dự án có thời hạn khác nhau, vốn đầu tư khác nhau bàng chỉ tiêu BP.

Hơn nữa BP không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với chi phí cố định, chi phí biến đổi, nên sẽ không chính xác như chỉ tiêu khác. Tuy nhiên nó giúp cho người thẩm định có một cái nhìn trực quan về khả năng hoà vốn của dự án. Chỉ cần tiêu thụ vượt quá mức sản lượng hoà vốn thì chủ đầu tư sẽ có lãi.

Cách tính:

Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được. Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn. f là chi phí cố định

v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm v.x là tổng biến phí p là đơn giá sản phẩm. Ta có hệ phương trình sau : DT CF y px y vx f =   = + 

Tại điểm hoà vốn thì : px0 = vx0 + f suy ra :

⇒ Sản lượng hoà vốn : 0 f x p v = − PHẠM CHUNG 0

⇒ Doanh thu hoà vốn : 0 1 f DT v p = − Đồ thị điểm hoà vốn

Nếu điểm hoà vốn càng thấp( tức x0 hoặc DT0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợi nhuận của dự càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp. Ta có thể xác định mức hoạt động hoà vốn bằng x0 chia x. thời gian phân tích hoà vốn thường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc cho cả đời dự án.

 Chỉ tiêu ANPV

ANPV là giá trị hiện tại trung bình của các dòng tiền của dự án trong từng năm. Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh các dự án có vốn đầu tư khác nhau, thời gian hoàn vốn khác nhau, nhưng nhà thẩm định vẫn muốn áp dụng NPV để dưa ra kết luận lựa chọn dự án. Khi đó, việc tính NPV được áp dụng như bình thường cho từng dự án riêng lẻ. Sau đó để so sánh hai dự án với nhau, cùng công thức tính liên kim cố định để tính ra dòng liên kim đề đặn của từng dự án, khi đó ANPV phản ánh giá dòng thu nhập trung bình trong từng năm của dự án, dự án nào có ANPV lớn sẽ chọn.

 IRR đa giá trị

PHẠM CHUNG Sản lượng E xp xv + f xv f Doanh thu Chi Phí 0

Giả sử có một dòng tiền thay đổi trong các năm như sau. Vì dòng tiền đổi dấu liên tục nên dẫn đến đường NPV cắt trục hoành tại một số điểm, do vậy có nhiều giá trị của IRR làm cho NPV bằng không. Khi đó khó có thể đưa ra quayết định lựa chọn dự án. Trong trường hợp này, phải tiến hành điều chỉnh để biến IRR từ đa giá trị thành đơn trị

 Lãi suất chiết khấu thay đổi

Lãi suất chiết khấu là một yếu tố nhạy cảm, tác động đến sự thay đổi của các dòng tiền đã được hiện tại hoá, do vậy tác động đến tất cả các chỉ tiêu tài chính sử dụng khi thẩm định dự án. Trên thực tế lãi suất chiết khấu thường thay đổi trong từng năm chứ không cố định trong cả đời dự án, 5 năm hay 10 năm. Khi đó ta phải xác định lại lãi suất chiết khấu.

Ngoài ra Ngân hàng thương mại cũng cần xem xét các chỉ tiêu tài chính của khách hàng như khả năng trả nợ, các chỉ số về khả năng thanh toán, sinh lời,...

d)Phân tích rủi ro của dự án trong thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại

Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Các nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro xảy ra khi lợi tức thực tế thấp hơn so với lợi tức dự kiến. Người ta phân loại rủi ro của dự án thành

PHẠM CHUNG

IRR1 IRR3 k (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0

IRR2 NPV

ba loại như sau:

Rủi ro loại 1: Đây là loại rủi ro riêng của chính bản thân dự án tức là rủi ro của một tài sản khi nó là tài sản duy nhất của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng hệ số biến thiên lợi tức dự kiến của dự án.

Rủi ro loại 2 : Rủi ro loại này thể hiện ở sự ảnh hưởng của dự án đối với rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự tác động của dự án đối với sự biến thiên thu nhập của doanh nghiệp.

Rủi ro loại 3 : Đây là loại rủi ro của dự án được đánh giá từ quan điểm của nhà đầu tư cổ phiếu. Đó là phần bù rủi ro của dự án mà không thể loại bỏ được bằng việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 25 - 34)