Nguyên nhân dẫn tới tồn tại về chất lượng hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 94 - 100)

Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

a) Thực hiện qui trình tín dụng còn nhiều thiếu sót:

Việc thực hiện qui trình tín dụng còn có nhiều thiếu sót, cụ thể: Chưa thu thập được đủ thông tin đánh giá.

Trình độ nghiệp vụ còn non yếu, chưa đánh giá được mục đích sử dụng vốn vay, tư cách khả năng quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp qua tiếp xúc sơ bộ.

Không chuẩn bị kỹ càng khi xuống kiểm tra.

Kiểm tra một cách hời hợt, không đầy đủ, chỉ hỏi miệng, không có ghi chép lại để làm tài liệu đối chiếu lần sau.

Không quan tâm vào khía cạnh phi tài chính đó là đánh giá về tư cách, khả năng quản lý.

Không thu thập đầy đủ thông tin cho quá trình phân tích đánh giá, bỏ qua cơ hội “ngàn vàng” để thu thập thông tin khi xuống kiểm tra thực tế, các thông tin này

không được thể hiện trong báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh (KHKD). Phân tích và xử lý thông tin được tốt.

Nhiều dự án chưa có phương pháp phân tích báo cáo tài chính cụ thể, khoa học. Chỉ liệt kê các danh mục trong báo cáo tài chính chứ không phân tích chỉ tiêu, phân tích xu thế, bỏ qua phân tích báo cáo thu thập và báo cáo luồng tiền.

Không phân tích đánh giá KHKD một cách xác đáng, chỉ liệt kê theo KHKD của khách hàng, không đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, không dự kiến luồng tiền mặt của khách hàng trong tương lai - là căn cứ quan trọng để xác định khả năng trả nợ và thời hạn cho vay.

Các thông tin về giới thiệu doanh nghiệp chỉ mang tính chất liệt kê thông tin từ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, không coi trọng đánh giá về tư cách và khả năng quản lý của khách hàng.

Việc thẩm định hồ sơ tín dụng không được thực hiện theo một chuẩn mực nhất định. Mỗi CBTD có một phương pháp thẩm định đánh giá riêng nhưng nhìn chung quá chú trọng vào mặt kỹ thuật trong phân tích đánh giá, chú trọng vào việc hoàn thiện một bộ hồ sơ đầy đủ để đảm bảo tính an toàn cho cá nhân.

Quá coi trọng vào việc định giá tài sản đảm bảo ( TSĐB ) mà bỏ qua những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng khoản vay đó là: tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ, tư cách của chủ doanh nghiệp. TSĐB được định giá chính xác nhưng nếu KHKD không khả thi, tư cách của chủ doanh nghiệp kém rủi ro tín dụng vẫn không tránh khỏi.

Trong phạm vi hạn mức của mình Giám đốc là người phê duyệt cho vay cuối cùng, do bận rộn nhiều công việc hoặc một lúc phải xem nhiều hồ sơ tín dụng, nên Giám đốc không có đủ thời gian xem xét kỹ lưỡng hồ sơ tín dụng, mà chỉ căn cứ vào đề nghị của CBTD, ý kiến của trưởng phòng tín dụng trong tờ trình rồi quyết định cho vay hay không cho vay.

Do vậy có thể có sai sót như: hồ sơ chưa đầy đủ, các thông tin chưa thu thập đầy đủ, các đánh giá của cán bộ chưa chính xác.

Do quá trông cậy vào mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài

sản nên còn nhiều sai sót dẫn tới rủi ro tín dụng trong bước này. Hợp đồng tín dụng được lập trên cơ sở mẫu chung của cả ngân hàng, nhưng đối với từng trường hợp cụ thể phải có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế. Không thể xây dựng một mẫu hợp đồng chung áp dụng cho mọi trường hợp khách hàng.

Xác định và thoả thuận kỳ hạn vay chưa hợp lý: Qua nghiên cứu hồ sơ vay vốn khách hàng thấy ở một số hồ sơ việc xác định thời hạn cho vay còn tuỳ tiện, rập khuôn, không căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tượng vay, không căn cứ vào luồng tiền của đơn vị để xác định chính xác thời điểm nào doanh nghiệp có tiền để định thời hạn cho vay. Khi khách hàng thu tiền bán hàng, bán sản phẩm thì chưa đến hạn trả, họ lại sử dụng vốn vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo, hoặc trường hợp đến hạn trả nợ mà doanh nghiệp chưa thu được tiền bán hàng do đó phát sinh nợ quá hạn.

Hạn mức tín dụng vượt quá khả năng quản lý của khách hàng.

Các điều khoản về kỷ luật tín dụng và xử lý tranh chấp gây bất lợi cho ngân hàng.

Điều khoản hợp đồng gây bất lợi cho ngân hàng khi xử lý tài sản ví dụ như: Không qui định ngân hàng được toàn quyền phát mại tài sản, mà phải qua trung tâm bán đấu giá.

Hợp đồng được qui định một thời hạn nhất định nhưng hết thời hạn đó vẫn chưa xử lý được TSĐB, như vậy liệu ngân hàng vẫn có quyền xử lý TSĐB khi hết thời hạn hợp đồng.

Có những trường hợp khách hàng thế chấp cả quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nhưng trong hợp đồng chỉ ghi thế chấp quyền sở hữu nhà do vậy gây bất lợi cho ngân hàng khi xử lý TSĐB.

Việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay chưa được chặt chẽ, một số trường hợp cho khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển tiền vay vào tài khoản tiền gửi. Đã xảy ra trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thất thoát vốn, khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) và TSĐB nhiều khi chỉ là

hình thức, đối phó cho đúng qui định của Ngân hàng, các phiếu kiểm tra được lập thường xuyên và được bổ sung vào hồ sơ lưu trữ, nhưng nhìn chung đều thiếu những đánh giá, phân tích một cách chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý thích hợp trước khi rủi ro có khả năng xảy ra.

Sự lợi và trong kiểm tra có thể do không chú trọng kiểm tra khách hàng truyền thống, kiểm tra nghiêng về các báo cáo từ phía người vay chứ không chú trọng phân tích, đánh giá tình hình thực tế.

Thông thường CBTD chỉ có những biện pháp xử lý sau khi đã phát sinh nợ quá hạn, có một số trường hợp gia hạn trước cho khách hàng rồi bổ sung “đơn xin gia hạn sau” để hoàn thiện thủ tục.

Việc đánh giá, phân tích đơn xin gia hạn của khách hàng không được thực hiện một cách kỹ lưỡng như đánh giá một đơn xin vay mới. Thông thường khách hàng chuyển đơn xin gia hạn lên, CBTD có thể xuống kiểm tra đối chiếu tình hình thực tế (có trường hợp không xuống kiểm tra), sau đó lập tờ trình và trình Giám đốc duyệt gia hạn nợ hoặc không.

Việc xử lý nợ quá hạn được chuyển cho một bộ phận xử lý thuộc phòng khác do đó dẫn tới hiện tượng CBTD cho vay phát sinh nợ quá hạn trông chờ, ỷ lại vào bộ phận xử lý nợ quá hạn, không phối hợp tốt với bộ phận xử lý nợ quá hạn. Một số CBTD khác khi chuyển môi trường làm việc cũng buông xuôi với những món nợ quá hạn cũ. Trong khi đó bộ phận xử lý nợ quá hạn lại cho rằng trách nhiệm chính vẫn thuộc về CBTD nên cũng buông xuôi, không nhiệt tình trong công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBTD không tham gia vào quá trình xử lý nợ sẽ không rút ra được những bài học xương máu, không thấy được tính phức tạp, những thủ đoạn, mánh khoé của khách hàng… để kịp thời rút ra những kinh nghiệm, tích luỹ được trình độ, kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý những khoản vay tiếp theo.

b) Các nguyên nhân khác:

Hoạt động của hội đồng tín dụng chưa được đẩy mạnh, chưa thiết lập bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng giúp ngăn ngừa rủi ro tín dụng, chưa xây dựng được hệ

thống phân loại khoản vay để đánh giá và quản lý các khoản vay theo tiêu chuẩn, việc đánh giá hiện nay chủ yếu dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm của CBTD nên dễ phát sinh rủi ro và dẫn tới tình trạng đánh giá không nhất quán.

Việc chấp hành qui định cho vay chưa nghiêm, thực hiện qui trình cho vay còn mắc nhiều sơ sở như:

Chính sách tín dụng của ngân hàng còn nghèo nàn. Bên cạnh đó qui trình thẩm định, đánh giá khoản vay phụ thuộc chủ yếu vào bộ phận tín dụng, chưa có bộ phận thẩm định hoạt động độc lập với phòng tín dụng là những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng.

Do một số cán bộ tín dụng ngân hàng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm không kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay nên để khách hàng sử dụng vốn vay sai trái, sử dụng vốn sai mục đích, hiện tượng này không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn tới phát sinh nợ quá hạn.

Trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ CBTD còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, chưa đủ khả năng, trình độ, kinh nghiệm đánh giá tính hiệu quả và mức độ rủi ro của khoản vay ngay từ khi xét duyệt, ra quyết định cho vay. Một số ít cán bộ ngân hàng cố tình làm sai, vì lợi ích cá nhân không chấp hành nghiêm qui định, qui chế cho vay làm phát sinh những khoản nợ quá hạn khó đòi không có khả năng thu hồi.

Hệ thống thông tin tín dụng còn yếu kém, chất lượng cung cấp thông tin chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân tích, nhận định tình hình khách hàng kém chính xác hạn chế hiệu quả tác nghiệp của CBTD trong thực thi nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận của ngân hàng trong quá trình quản lý tín dụng.

Thứ hai: Nguyên nhân từ phía khách hàng.

-Năng lực tài chính: Hiện nay ở nhiều doanh nghiệp vốn ghi trong điều lệ chỉ là hình thức, nhiều công ty có vốn trong đăng ký lớn hàng tỷ đồng nhưng vốn kinh doanh thực chất lại rất ít vì khi xin giấy phép họ vay mượn vốn gửi vào ngân hàng để xin xác nhận đăng ký, khi được cấp giấy phép lại rút tiền ra để trả nợ, do vậy dẫn tới

rủi ro tín dụng. Khả năng về vốn của các khách hàng hạn chế, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, không có vốn để đầu tư chiều sâu xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn tham gia vào dự án thiếu, chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng, có doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư một phần vào máy móc thiết bị, phần còn lại dùng làm vốn lưu động do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán khi đến hạn.

-Khả năng quản lý kinh doanh: Do bị hạn chế về năng lực, trình độ và kinh nghiệm quản lý, đặc biệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Dẫn tới khó khăn cả khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng.

-Tài sản đảm bảo: Trong thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội không xác định được chính xác giá trị của tài sản đảm bảo dẫn đến tình trạng tài snr đảm bảo không dủ bù đắp cho khoản vay khi thanh lý. Nhiều khách hàng còn thực hiện hành vi lừa đảo, làm giấy tờ giả mạo hoặc không giữ đúng những cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba: Nguyên nhân khách quan. -Môi trường kinh tế không ổn định:

Nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập và mở cửa nên các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện, sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu và hàng nhập ngoại, các doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường, việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, nhiều doanh nghiệp chưa kịp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hoặc có trường hợp ngộ nhận nhu cầu thị trường dẫn đến trường hợp phát triển tràn lan quá mức. Vì vậy một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ khó đòi cho ngân hàng.

-Sức ép cạnh tranh:

Sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại và chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý khách hàng do họ có thể quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng. Trong khi đó hệ thống thông tin giữa các ngân hàng còn thiếu mặc dù đã có trung tâm thông tin tín dụng nhưng sự hợp tác giữa các và trung tâm thông tin của Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội không đồng bộ, chưa thống nhất do đó chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí có một số Ngân hàng thương mại vì lợi ích cạnh tranh nên đã không công bố tông tin và điều đó dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng rất khó khăn. Ngân hàng không thể xác định đúng đắn, chính xác về tình hình tài chính, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khi cho vay.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ:

Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 94 - 100)