Khái niệm chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 34 - 37)

Tài trợ cho các dự án đem lại cho Ngân hàng thương mại nguồn thu nhập lớn nhưng đi kèm với nó là rủi ro lớn. Do vậy, Ngân hàng thương mại phải xem xét, đánh giá dự án thật kỹ lưỡng trước khi tài trợ mới có thể hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi dự án được thực hiện, đó cũng là lý do các Ngân hàng thương mại phải thẩm định dự án trước khi tài trợ. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án là

vấn đề mà các Ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác trong quyết định tài trợ, nó phụ thuộc trực tiếp vào quá trình thẩm định dự án. Chất lượng thẩn định dự án chỉ có thể biết chắc chắn khi dự án kết thúc. Nhưng nếu Ngân hàng thương mại có một quy trình thẩm định đầy đủ và đúng hướng thì khả năng xảy ra tổn thất cho Ngân hàng thương mại sẽ rất thấp tức là chất lượng thẩm định sẽ cao. Chưa có một định nghĩa chính xác nào về chất lượng thẩm định dự án nhưng có thể hiểu một cách khái quát nhất về chất lượng luợng thẩm định dự án như sau: chất lượng thẩm định dự án là kết quả của việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án, nó đem lại cho Ngân hàng thương mại thu nhập và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tài trợ. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể có liên quan tới dụ án với vai trò khác nhau , khái niệm và ý nghĩa của chất lượng thẩm định dự án sẽ khác nhau.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại .

a) Các chỉ tiêu định tính:

- Kết quả của công tác thẩm định dự án sẽ đem lại cho Ngân hàng thương mại những quyết định như thế nào về quyết định tài trợ? Mức độ chính xác là bao nhiêu? Mức độ hạn chế được rủi ro của dự án sau khi thẩm định?

-Kết quả thẩm định phải giúp chủ đầu tư đưa ra được những phương pháp kiểm soát dự án một cách hiệu quả và toàn diện. Đó là việc tư vấn, góp ý cho chủ đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi thực hiện dự án.

- Kỹ thuật thẩm định : Điều rất quan trọng liên quan đến kỹ thuật thẩm định của dự án đó là quy trình thẩm định dự án. Mỗi Ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một quy trình thẩm định riêng dựa trên những lý luận khoa học sẵn có và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Với những dự án ở những ngành những lĩnh vực khác nhau có thể sẽ có những quy trình thẩm định khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng của từng ngành. Rõ ràng quy trình thẩm định càng chi tiết, càng khoa học thì công tác thẩm định càng đạt kết quả cao.

- Công tác tổ chức quản lý thực hiện thẩm định và đội ngũ cán bộ thẩm định. Việc thẩm định dự án đòi hỏi phải tiến hành theo những trình tự nhất định có liên quan chặt chẽ với nhau và liên quan rộng tới những hiểu biết của nhiều ngành, lĩnh vực, do dó việc thẩm định sẽ có hiệu quả cao nếu được sự tham gia của nhiều ý kiến khác nhau từ đó tìm ra được những điểm mạnh và những rủi ro tiềm ẩn của dự án. Muốn làm được điều này thì công tác tổ chức thẩm định phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cán bộ thẩm định phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.

b) Các chỉ tiêu định lượng:

- Thời gian thẩm định: Tuỳ theo quy mô của dự án mà thời gian thẩm định sẽ có độ dài khác nhau nhưng mức độ trung bình để cán bộ thẩm định hoàn thành thẩm định là 15 ngày. Thời gian thẩm định dự án cần phải được bố trí phù hợp với quy mô và độ phức tạp của dự án. Nếu thời gian thẩm định quá ngắn sẽ không thể xem xét, đánh giá hết những khía cạnh của dự án gây ra những quyết định sai lầm trong việc quyết định tài trợ dự án. Thời gian thẩm định quá dài sẽ làm cho chi phí của công tác thẩm định tăng lên, các thông tin xem xét được có thể trở nên lỗi thời và gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc vay vốn và thực hiện dự án.

- Chi phí thẩm định: Bao gồm các chi phí cho việc thu thập thông tin : chi phí cho cán bộ thẩm định đi kiểm tra thực tế khách hàng, chi phí tìm kiếm những thông tin liên quan đến lịch sử hoạt động của khách hàng,...; các chi phí cho việc sử lý thông tin, chi phí trả lương cho cán bộ thẩm định, chi phí thuê chuyên gia, ...Các chi phí cho việc thẩm định cũng cần phải được phân bổ hợp lý. Chi phí quá thấp sẽ làm cho những thông tin thu thập được có thể không đầu đủ và chính xác, nhưng chi phí quá cao sẽ gây lãng phí cho ngân hàng và chủ đầu tư.

- Doanh số cho vay và thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá một cách trực tiếp chất lượng của công tác thẩm định dự án ở thời điểm hiện tại. Chất lượng thẩm định được đánh giá là tốt nếu doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng, tỷ lệ tăng phải phù hợp ở một mức độ cụ thể.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu được sử dụng ở hầu hết các ngân hàng để

đánh giá về hiệu quả hoạt động và chất lượng thẩm định. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn càng nhỏ càng tốt. thường là dưới 1% so với dư nợ cho vay.

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro là cả một quá trình khó khăn và phức tạp chính vì vậy mà không một ngân hàng nào trên thế giới đạt được tất cả những chỉ tiêu trên một cách tốt nhất. Chỉ có thể dựa vào các chỉ tiêu trên để xác định hiệu quả hoạt động và chất lượng thẩm định của ngân hàng từ đó có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 34 - 37)