Với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thế giới đã trở thành một sân chơi chung cho các DN thuộc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, qua đó mở ra cơ hội phát triển cho các nền kinh tế thành viên.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới –WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ mà một trong các nguyên nhân chính là do các rào cản tham gia vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ hay EU đã dần được dỡ bỏ. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng trong đó có TRANCONSIN, có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia các thị trường lớn, được tự do lựa chọn các đối tác, học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Đây là một cơ hội tốt cho các DN như TRANCONSIN có thể trang bị cho mình những hành trang mới để tạo động lực cho sự phát triển.
Tuy nhiên trên thực tế, TRANCONSIN dù thuộc nhóm các DN lớn trong ngành nhưng việc tham gia vào thị trường xây dựng thế giới còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ
tham gia đấu thầu và thi công các dự án có quy mô từ nhỏ tới trung bình trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù, vào năm 2006 công ty đã thành lập phòng Kinh doanh – XNK, có nhiệm vụ tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các đối tác trong đó có các đối tác nước ngoài để nhập các máy móc thiết bị ngành xây dựng giao thông phục vụ cho thị trường trong nướcvà chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường khu vực nhưng quy mô vẫn còn hạn chế. Giống như hầu hết các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam, những lợi ích từ quá trình phát triển của môi trường kinh tế quốc tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế dường như vẫn chưa có sự tác động mạnh mẽ tới cách nghĩ và cách làm của các DN.
Nguyên nhân khách quan có thể do bản thân các DN chưa đủ tầm vóc, sức lực và kinh nghiệm để tham gia vào thị trường quốc tế, nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là do các DN chưa hiểu và ý thức hết những tác động mà quá trình này mang lại ngay cả khi nhưng DN đó chỉ tham gia tại thị trường trong nước.
Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế sẽ khiến cho thị trường của mỗi quốc gia sẽ trở thành một bộ phận không thể tách rời của thị trường thế giới. Phạm vi thị trường sẽ trải rộng ra trên toàn thế giới, chính vì vậy DN dù có hoạt động tại thị trường nội địa cũng sẽ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia khác. Và nếu như không có sự chuẩn bị một cách nghiêm túc để tăng cường năng lực cạnh tranh thì các DN này sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên sân nhà.
Trong ngành xây dựng các công trình giao thông hiện nay, chúng ta đã thấy có những DN mạnh đến từ các quốc gia phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức... Đây đều là những DN có tiềm lực về máy móc thiết bị, công nghệ, chất lượng nhân lực và kinh nghiệm thi công. Và bên cạnh đó, trong bối cảnh chất lượng thi công công trình và thất thoát trong xây dựng cơ bản tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề nhức nhối thì các DN nước ngoài đã trở thành sự lựa chọn hợp lí hơn cho các dự án lớn. Thực tế cho thấy tại Việt Nam hiện nay, các công trình xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn, tầm cỡ quốc gia đều do các công ty nước ngoài đảm nhiệm từ thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công, giám sát thi công... Có thể kể ra đây như dự án hầm qua đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cả, cầu Cần Thơ, cầu Bắc Mỹ Thuận do các công ty của Nhật đảm nhiệm xây dựng, cầu bãi Cháy do phía các công ty Hàn Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát thi công...và các DN thực sự lớn của Việt Nam như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng và xuất nhập khẩu
VINACONEX, CIENCO 5... mới được tham gia thi công các gói thầu chính trong dự án, còn lại các DN khác chỉ được tham gia các gói thầu bổ xung dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia nước ngoài.
Mặt khác, khi nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới, bất cứ một sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng có thể tác động tới thị trường Việt Nam, mà đầu tiên phải kể tới là sự biến động bất thường của giá cả và suy thoái kinh tế. Trong những ngày đầu năm 2008, sự biến động của giá dầu thô, giá vàng, đô la Mỹ đã có những tác động trực tiếp tới tình hình giá cả tại Việt Nam. Trong lĩnh vực xây dựng, dự toán chi phí công trình được thông qua trước khi dự án được khởi công với một lượng chênh lệch dành cho sự thay đổi của giá cả. Tuy nhiên, trong thời gian đầu năm 2008, giá cả biến động khiến cho chi phí các yếu tố đầu vào như sắt, thép, xi măng tăng cao dẫn tới nhiều công ty xây dựng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, và đứng trước những khoản lỗ rất lớn nếu tiếp tục thi công công trình. Ngoài ra những dấu hiện suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ trong giai đoạn đầu năm 2008 đã có những tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, và qua đó cũng phần nào ảnh hưởng tới những cơ hội kinh doanh của DN.
Như vậy môi trường kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của nó đã và đang tạo ra những thuận lợi cho các DN nói chung và TRANCONSIN nói riêng. Với những đặc thù kinh doanh của mình, có thể tóm tắt các cơ hội và nguy cơ do môi trường kinh tế quốc tế mang lại cho TRANCONSIN như sau:
Cơ hội:
Thị trường được mở rộng, các rào cản thuế quan và phi thuế quan được rỡ bỏ. quan được rỡ bỏ.