3.1.Tác động của các nhân tố kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông.DOC (Trang 29 - 32)

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng rất lớn, có tính quyết định tới mọi hoạt động kinh doanh của DN. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của DN thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: Tăng trưởng - Ổn định – Suy thoái.

Trong gần 1 thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng tốt, trung bình 7.5%/ năm. Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự tăng trưởng mạnh mẽ. GDP năm 2007 tăng 8.44%. Tỷ trọng xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD, thu hút nước ngoài đạt hơn 20ty USD... Đó là những kết quả khả quan cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những năm qua đã tạo ra rất nhiều sự thay đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Các DN nước ngoài đã biết đến Việt Nam như là một địa điểm đầu tư hấp dẫn bên cạnh hai cường quốc tại Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong giai đoạn 2003-2007, với những sự thay đổi trong cơ chế quản lý và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận một làn sóng đầu tư mới, đến từ các quốc gia phát triển. Để có thể tận dụng được những làn sóng đầu tư

mạnh mẽ như vậy Việt nam cần có hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông tương xứng, đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông của Việt Nam hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt và xuống cấp trầm trọng là một trong những rào cản các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng này, hiện nay đã có rất nhiều các tuyến giao thông mới được xây dựng để đảm bảo sự thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá giữa các vùng. Chính điều đó đã khiến cho hạ tầng cơ sở và giao thông của Việt Nam được đầu tư nâng cấp và xây dựng một cách mạnh mẽ với rất nhiều các dự án lớn tầm quốc gia với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đô la, có thể kể đến các dự án liên tục được xây dựng như đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ Hải vân, đèo Ngang, các tuyến quốc lộ mới như Quốc lộ 10, dự án cải tạo và mở rộng quốc lộ 1A,...

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống giao thông giữa các vùng miền, nhu cầu phát triển hệ thống giao thông đô thị và hạ tầng đô thị tai các thành phố lớn đang trở thành một nhu cầu bức thiết. Hiện nay, các đô thị lớn của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn cách biệt rất xa. Các khu đô thị mới hiện đại và quy mô cũng đang rất thiếu. Trước đây, có rất nhiều dự án được triển khai nhưng cũng chỉ là những dự án xây dựng các khu nhà ở chứ chưa phải là một khu đô thị mang tầm vóc thực sự. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương... thì nhu cầu về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế càng trở nên bức thiết. Sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng của hệ thống giao thông là một cản trở cho sự phát triển của kinh tế.

Theo một báo cáo của Công ty CB Richard Ellis – Công ty tư vấn bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - vừa mới công bố vào đầu năm 2008, giá thuê bất động sản tại đã liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua do sự thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu lại liên tục gia tăng. Hiện tại, giá bất động sản (đặc biệt là văn phòng) tại TP.HCM đã tăng từ 33% đến 97% so với quý I/2007 tuỳ thuộc vào chất lượng bất động sản, chất lượng càng cao thì giá thuê càng tăng mạnh.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động trên là sự mất cân đối cung cầu nghiêm trọng. Tuy số lượng dự án triển khai nhiều, nhưng đa số các dự án triển khai chậm và phải mất vài năm mới hoàn thành. Dù diện tích lớn, nhưng tất cả các diện tích mới đều nhanh chóng được lấp đầy, chứng tỏ nhu cầu thuê văn phòng là rất lớn.

Còn thực tế tại Hà Nội hiện nay cũng cho thấy nhu cầu về xây dựng và phát triển đô thị để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Có rất nhiều các dự án tu sửa, nâng cấp, xây mới các công trình giao thông và công trình hạ tầng đô thị. Bên cạnh các dự án xây dựng lớn như cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì... là các dự án cải tại lại hệ thống giao thông nội đô, xây dựng các toà nhà cao tầng, các chung cư mọc lên khắp nơi cùng với sự hình thành của các khu đô thị mới như Trung hoà – Nhân chính, Linh Đàm, Định Công, Đền Lừ, Đầm Trấu, Mỹ Đình, The Manor... Ngoài ra Thành phố Hà Nội đang chủ trương thực hiện dự án mở rộng phạm vi thành phố Hà Nội lên gấp 3 lần hiện tại. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo nhu cầu xây dựng, phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh nhu cầu về phát triển hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, nhu cầu về xây dựng các khu chung cư và khu đô thị mới cũng đang ngày một nóng. Nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người cả nước từ 423USD/ người/năm vào năm 2004 được tăng thành 644USD/ người/năm vào năm 2006. Tại các thành phố lớn thu nhập bình quân đầu người luôn cao hơn mức bình quân cả nước, do đó nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống chung cư và khu đô thị mới cũng nhiều hơn, tại TP Hồ Chí Minh thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 2500 USD/ người/ năm, Hà Nội đạt 2000 USD/người/năm, Hải phòng là 1000 USD/ người/năm.

Đây là một cơ hội cho các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và xây dựng giao thông, trong đó có TRANCONSIN.

Tuy nhiên, không chỉ có những thời cơ mà đi kèm với đó luôn có những nguy cơ tiềm ẩn. Sự phát triển của nền kinh tế năm 2007 với những tín hiệu tăng trưởng đáng mừng nhưng tỉ lệ lạm phát lên tới 12.64%, cùng với lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao là một thách thức không nhỏ cho các DN xây dựng như TRANCONSIN khi thực hiện các dự án của mình.

Trong giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008, giá cả tăng cao khiến cho chi phí cho các dự án tăng hơn 20%, đẩy nhiều DN đứng trước nguy cơ thua lỗ khi thực hiện dự án, đây là một thách thức không nhỏ cho các DN. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao cũng là một cản trở cho DN khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thị trường các yếu tố đầu vào cho xây dựng cơ bản và giao thông như Xi măng, sắt thép, đá, gạch ... là một thị trường khá nhạy cảm, dễ chịu tác động của những biến động kinh tế vì thế luôn có những biến động khó lường. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng lại có thời gian thi công khá dài, do đó thường xuyên gặp những khó khăn lớn khi gặp phải biến động về giá cả các yếu tố đầu vào.

Như vậy, sự phát triển chung của nền kinh tế trong những năm qua đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho ngành xây dựng, phát triển hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, tuy nhiên bên cạnh những thời cơ to lớn cũng là những thách thức không nhỏ. Những thời cơ và thuận lợi có thể kể ra như:

Cơ hội:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông.DOC (Trang 29 - 32)